Lý do Syria bất ngờ đe dọa chiến tranh với Israel
Thủ tướng Israel kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng / Nga khánh thành tuyến đường dẫn khí đốt dưới biển
Động thái cứng rắn của Syria
Theo Morning Star, Đại diện thường trực của Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar al-Jaafari đã mạnh mẽ cảnh báo, Israel phải tuân thủ các nghị quyết quốc tế và giao lại lãnh thổ đã chiếm đóng cho Syria nếu không sẽ phải lãnh hậu quả.
"Chúng tôi sẽ đòi lại Golan bằng hòa bình hoặc chiến tranh. Đây là thông điệp của chúng tôi cho Israel và đại diện của họ", ông al-Jaafari cảnh báo.
Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ chủ quyền của Syria đối với vùng Golan bị Israel chiếm đóng. Dự thảo nghị quyết được trình bày tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York đã được 151 nước ủng hộ, trong đó, Mỹ và Israel bỏ phiếu chống vào có 14 phiếu trắng.
Ông Jaafari cho biết cuộc bỏ phiếu đã gửi một thông điệp tới Israel rằng việc chiếm đóng Cao nguyên Golan là bất hợp pháp, kêu gọi họ rút khỏi lãnh thổ của Syria đồng thời chấm dứt vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Nhà ngoại giao Syria cũng khẳng định rằng cuộc bỏ phiếu cho thấy nỗ lực của Israel trong việc thôn tính cao nguyên Golan, trong đó có cả việc Tel Aviv tiến hành bầu cử chính quyền khu vực mới đây, là "vô giá trị".
Cao nguyên Golan bị chiếm đóng sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, sau đó Israel đơn phương sáp nhập vùng lãnh thổ này vào năm 1981 bất chấp động thái này không được quốc tế công nhận.
Viện dẫn sự bất ổn ở Syria, Israel tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ cho tuyên bố chủ quyền với Golan. Một bộ trưởng nội các cấp cao của ông Netanyahu cho biết hồi tháng 5 rằng, chính quyền ông Donald Trump có thể sớm bị thuyết phục. Washington không bình luận về thông tin này.
Trong một báo cáo hồi tháng 3 về các hoạt động của UNDOF, các lực lượng vũ trang Syria duy trì các vị trí ở Golan đã vi phạm thỏa thuận khi Israel triển khai pháo 155 mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome và các thiết bị liên quan.
Bài học từ quá khứ
Kể từ năm 2016, các lực lượng Israel đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria và những người tị nạn khắp cao nguyên Golan trong nỗ lực để giữ biên giới bình yên. Quân đội từng tăng cường viện trợ khi người dân Syria di tản.
Việc kiểm soát Cao nguyên Golan không chỉ giúp cho Israel một lợi thế quân sự trong việc đối phó với các đối thủ ở phía bắc, mà còn giúp để đảm bảo việc tiếp cận biển Galilee, nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu của nước này.
Lịch sử Israel đã chứng minh sự sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đảm bảo quyền tiếp cận đối với nguồn tài nguyên nước trên.
Năm 1964, Syria, với sự hỗ trợ của Liên đoàn Arập, bắt đầu xây dựng kế hoạch chuyển hướng dòng chảy sông Banias, điều này dẫn đến việc Israel cảm thấy bị đe dọa ảnh hưởng đến việc cung cấp khoảng 10 % nước của Tel Aviv vào thời điểm đó.
Từ 1965-1967, Israel đã phát động các cuộc tấn công để phá hủy các công trình xây dựng nhằm chuyển hướng nguồn nước trên trong một nỗ lực để duy trì quyền tiếp cận đối với các nguồn nước và nhân cơ hội này đánh chiếm cao nguyên Golan của Syria.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Một xe tăng của Israel ở cao nguyên Golan.