Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu: Cuộc đua tàng hình và trí tuệ nhân tạo giữa các cường quốc
'Cơn địa chấn' thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại / Đối mặt 'cơn lốc' thuế quan từ Mỹ, các nước có những kịch bản nào đối phó?
Khi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35 Lightning II của Mỹ, Chengdu J-20 của Trung Quốc hay SU-57 của Nga dần đạt tới giới hạn công nghệ, thế giới đã bắt đầu bước vào cuộc chạy đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu – nơi những đột phá về công nghệ không còn tập trung vào tốc độ, mà chuyển sang khả năng tàng hình, điều khiển không người lái và trí tuệ nhân tạo.
Tàng hình không chỉ là điểm nhấn – đó là yếu tố sống còn. Các chiến đấu cơ thế hệ mới tiếp tục khai thác thiết kế khí động học đặc biệt (như hình dạng kim cương) và sử dụng vật liệu hấp thụ radar tiên tiến. Đặc biệt, xu hướng loại bỏ hoàn toàn cánh đuôi đứng đang được nghiên cứu nhằm giảm thiểu tối đa tín hiệu radar.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có khả năng sẽ khai thác công nghệ tàng hình và AI.
Để thay thế các bề mặt điều khiển truyền thống, các kỹ sư đang hướng tới công nghệ hướng lực đẩy (thrust vectoring) và bộ điều khiển khí động học bằng chất lỏng (fluidic actuators) – giúp máy bay điều hướng bằng cách kiểm soát dòng khí thay vì cơ khí.
Một cải tiến mang tính cách mạng khác là việc tích hợp động cơ chu trình thích nghi (adaptive cycle engines). Đây là loại động cơ có ba luồng khí, thay vì hai như hiện tại, giúp tăng hiệu suất nhiên liệu, kéo dài tầm bay và vẫn đảm bảo lực đẩy mạnh mẽ khi cần thiết.
Động cơ mới sẽ cho phép máy bay duy trì tốc độ siêu âm liên tục (supercruise) – điều mà rất ít máy bay hiện nay làm được.
Phi công chiến đấu thế hệ mới sẽ không còn đơn độc. Với buồng lái kỹ thuật số tiên tiến, họ sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống thực tế ảo và AI để quản lý trận địa, xử lý dữ liệu thu thập từ máy bay khác, vệ tinh và các trạm mặt đất.
Không dừng lại ở đó, máy bay có người lái sẽ điều khiển một “đội quân” máy bay không người lái UCAV – từ những cánh tay hỗ trợ trung thành cho đến các chiến đấu cơ không người lái giá rẻ có khả năng tấn công độc lập. Trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhiệm việc điều khiển tự động các nhiệm vụ như đánh chặn, yểm trợ hay tấn công mục tiêu được chỉ định.
Các vũ khí trên chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu sẽ không chỉ mạnh hơn mà còn nhanh hơn và... tàng hình hơn. Tên lửa siêu vượt âm với lớp phủ tàng hình sẽ khiến đối phương không kịp phản ứng. Bên cạnh đó, các vũ khí năng lượng định hướng, như laser, cũng đang được nghiên cứu để triển khai trong tương lai gần.
Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II.
Mỹ đã chọn Boeing phát triển chiến đấu cơ F-47, đồng thời Hải quân Mỹ cũng đang phát triển F/A-XX.
Trung Quốc âm thầm thử nghiệm nguyên mẫu J36 và J50.
Liên minh Anh – Ý – Nhật Bản hợp tác trong Chương trình Máy bay Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) nhằm thay thế Typhoon và F-2.
Đức, Pháp và Tây Ban Nha đang phát triển hệ thống Future Combat Air System (FCAS) để thay thế các máy bay Typhoon và Rafale.
Phát triển một chiến đấu cơ thế hệ sáu có thể mất hơn một thập kỷ – như bài học từ thế hệ thứ năm. Mỗi máy bay có thể phục vụ trong 30 năm, nhưng trong một thế giới thay đổi nhanh như hiện nay, liệu các tiêu chuẩn thiết kế ngày hôm nay có còn phù hợp trong tương lai?
Câu hỏi ấy vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng một điều chắc chắn: bầu trời sẽ không bao giờ như cũ nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo