Máy bay ném bom F-14B Bombcat gây tiếc nuối khi bị loại biên quá sớm
CLIP: Sức mạnh của lớp khinh hạm đa năng La Fayette / CLIP: Tại sao đặc nhiệm Delta là “con cưng” của Lục quân Mỹ?
Máy bay ném bom F-14B Bombcat nếu được sử dụng thêm một thời gian nữa có lẽ nó sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.
Việc Không quân Mỹ chiếm giữ ưu thế tuyệt đối trên không là nhờ sự ra đời của ba nền tảng máy bay chiến đấu vào những năm 1970. Khi F-14 Tomcat, F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon cất cánh, kho vũ khí trên không của Mỹ thực sự trở nên vô địch.
Hiện tại, F-15 và F-16 vẫn đang được sử dụng và sản xuất, trong khi Tomcat đã được đưa vào viện bảo tàng. Chiếc máy bay này còn trở nên nổi tiếng khi là nhân vật chính trong siêu phẩm Top Gun.
Ngoài phiên bản tiêm kích truyền thống, Tomcat còn có những khả năng không được phổ biến rộng rãi. Trong những năm cuối phục vụ, F-14 đã trở thành máy bay ném bom, được đặt biệt danh là Bomcat.
Về tổng quan, nền tảng F-14 có thể được liên kết từ cuối những năm 1950, khi Hải quân Mỹ tìm kiếm một máy bay đánh chặn tầm xa, độ bền cao để hỗ trợ sứ mệnh của họ trên biển và xa hơn nữa.
Cụ thể, lực lượng này mong muốn một tiêm kích đủ sức bảo vệ các nhóm tàu sân bay trước máy bay ném bom và tàu chiến của Liên Xô. Cuối cùng, Tomcat nổi lên như một sản phẩm của Chương trình thử nghiệm máy bay chiến đấu chiến thuật.
Dự án này là của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, được phát triển để tạo ra một giải pháp “liên kết” hiệu quả về chi phí cho quân đội.
Tomcat đã có một số cải tiến so với những người tiền nhiệm của nó, bao gồm bộ cánh với khả năng thay đổi hình dạng và tích hợp radar AWG-9 cùng với tên lửa AIM-54 Phoenix tầm siêu xa.
Mặc dù Tomcat là một máy bay rất mạnh, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ không thể biện minh cho sự cần thiết của việc bảo trì chiếc máy bay phản lực này vì lý do tài chính.
Theo giải thích, nếu không có sự hiện diện của lực lượng không quân đối phương “công nghệ cao” thì thực sự không có nhu cầu cấp thiết đối với Tomcat trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Dựa trên một số nguồn tin, ước tính F-14 cần từ 30 đến 60 giờ bảo dưỡng cho mỗi giờ bay trên không. Chỉ riêng yếu tố này đã thực sự thúc đẩy lập luận cho việc Tomcat nên được nghỉ hưu sớm hơn.
Tuy nhiên do những chiếc F-14 vẫn còn nhiều giờ phục vụ vào đầu những năm 1990, nên Hải quân Mỹ đã quyết định tái sử dụng chúng. Những chiếc Tomcat này được cải tiến để trang bị hệ thống nhắm mục tiêu LANTIRN.
Khả năng này trở nên rất hữu ích khi được sử dụng trong điều kiện địa hình cao của Afghanistan, cho phép Bombcat sử dụng đạn dẫn đường ở trên cao so với các mối đe dọa tiềm tàng.
Một khả năng khác của F-14B Bombcat là tạo tọa độ chính xác cho bất kỳ mục tiêu nào, sau đó thông tin có thể được chuyển cho các máy bay hoặc lực lượng mặt đất khác.
Khung máy bay F-14B cũng có động cơ tiên tiến, buồng lái kỹ thuật số và hệ thống điện tử hàng không tốt hơn. Ngay cả khi được trang bị những cải tiến này, thời gian phục vụ của Bombcat cũng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn đây là điều vô cùng đáng tiếc.
Hải quân Mỹ đã cho nghỉ hưu phiên bản F-14B cùng với các biến thể Tomcat khác vào năm 2006, nhưng Bombcat đã thực hiện một số nhiệm vụ tại Nam Tư và Trung Đông, trước khi được đưa vào viện bảo tàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo