Máy bay Nga tưởng rẻ lại hóa đắt, máy bay Mỹ chất lượng "đáng đồng tiền bát gạo"?
Máy bay chiến đấu của Mỹ có đắt không, máy bay Nga có rẻ không? Trên thực tế, máy bay Nga tuy rẻ, nhưng chi phí khai thác tốn kém - rẻ mà hóa đắt; máy bay Mỹ tuy đắt nhưng bền, chi phí khai thác rẻ - "đắt sắt ra miếng".
Ấn Độ dùng máy bay Su-30 gắn tên lửa BrahMos tuần tra Ấn Độ Dương / Choáng ngợp "nghĩa địa" máy bay của Mỹ: Kẻ ăn không hết, người lần không ra
Là đồng minh thân cận của Nga, nhưng gần đây Nga mới bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-30SM mới nhất cho Belarus. Sau khi hợp đồng hoàn thành, Belarus nâng cao đáng kể hiệu quả chiến đấu của lực lượng không quân, vì hiện nay, Belarus chỉ có một số phi đội MiG-29 và Su-27 cũ từ thời Liên Xô.
Tuy nhiên, một số người Belarus đã phản đối việc mua máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga sản xuất và yêu cầu mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, khi họ cho rằng, độ bền của máy bay chiến đấu Nga chưa bằng 1/2 máy bay chiến đấu của Mỹ.
Thậm chí số người Belarus phản đối mua Su-30SM của Nga đã trích nhận xét gây sốc của Ba Lan khi cho rằng, tuổi thọ của 1 động cơ phản lực F-16 của Mỹ tương đương với 4 động cơ MiG-29 của Nga.
Tuổi thọ của 1 động cơ F-16 của Mỹ tương đương với 4 động cơ MiG-29 của Nga, điều này có thực sự vô lý hay không? Trên thực tế, sau Chiến tranh Lạnh, Không quân Ba Lan đã từng vận hành máy bay chiến đấu hai động cơ MiG-29 của Liên Xô và máy bay chiến đấu F-16 một động cơ của Mỹ, nên nhận xét của Không quân Ba Lan không phải là không có cơ sở.
Một vòng đời của một chiếc F-16 là 35 năm; trong suốt vòng đời, F-16 thường chỉ cần sử dụng một động cơ được lắp đặt ban đầu; và cũng trong suốt thời gian hoạt động, động cơ của F-16 hoạt động rất ổn định và chỉ cần bảo trì thường xuyên là đủ. Tuy nhiên trong một vòng đời của MiG-29, phải cần thay thế 4 lần động cơ (tức là phải dùng 8 động cơ để thay thế). Từ độ bền của động cơ cũng như khung thân của F-16 cho thấy, hiệu năng của máy bay chiến đấu Mỹ thực sự có thể vượt xa các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, Belarus đã lựa chọn máy bay Su-30SM của Nga, đây là quyết định khó có thể đảo ngược, vì Belarus là sườn che phía tây của nước Nga; mối quan hệ giữa hai nước vừa là láng giềng, vừa là đồng minh, nên khó có chuyện Belarus sử dụng máy bay chiến đấu của phương Tây. Su-30SM là phiên bản cải tiến sâu của Su-27, đây là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4, hai chỗ ngồi siêu cơ động; được trang bị 2 động cơ phản lực có kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP. Su-30SM có tầm hoạt động 1.500 km và thời gian bay tuần tra là 3,5 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ông Andrey Porotnikov, người đứng đầu trang Belarus Security Blog cho biết, chi phí vận hành và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu của máy bay Nga đắt hơn nhiều so với tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Ông Porotnikov phân tích, chi phí cần phải trả trong vòng đời của một máy bay chiến đấu (khoảng 35 năm), gần gấp 2 đến 2,5 lần giá mua ban đầu của chiếc máy bay này.
Với giá máy bay Su-30SM mà Nga bán cho Belarus khoảng 50 triệu USD/chiếc, chi phí vận hành và bảo dưỡng của mỗi chiếc Su-30SM sẽ từ 110-125 triệu USD cho mỗi chiếc tiêm kích trong 35 năm tới. Ước tính chi phí cho cả phi đội (12 chiếc Su-30SM) sẽ nằm trong khoảng 1,9 đến 2,2 tỷ USD; đây là số tiền rất lớn đối với Belarus, nơi có quy mô nền kinh tế tương đối thấp, ông Porotnikov tuyên bố.
Như vậy có thể khẳng định, động cơ máy bay của Liên Xô (Nga) có độ bền kém hơn của Mỹ, không chỉ về hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu mà còn liên quan đến quá trình sửa chữa và chi phí vận hành trong toàn vòng đời.
Với máy bay F-16 sử dụng động cơ phản lực F100, đây là động cơ phản lực được sử dụng rộng rãi nhất trong Không quân Mỹ; không chỉ có lực đẩy lớn mà còn được đánh giá là động cơ an toàn nhất trong số các động cơ phản lực hiệu suất cao nhất trên thế giới hiện nay.
Trên thực tế, tất cả các loại dữ liệu cho thấy, động cơ của máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ thực sự vượt trội hơn nhiều so với động cơ do Nga sản xuất; tuy nhiên những dữ liệu cụ thể hơn cần được chứng minh thêm.
Nhưng từ những phân tích khách quan trên, vẫn còn phải xem liệu kế hoạch mua sắm máy bay Su-30SM của Belarus có bị đảo ngược bởi thực tế này hay không.
Ảnh: Dây chuyền lắp ráp Su-30SM cho Không quân Belarus.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo