Quốc tế

MiG-29 mang bom JDAM-ER lần đầu lộ diện

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine vừa lần đầu tiên xuất hiện khi mang theo bom lượn có cánh dẫn đường bằng GPS JDAM-ER do Mỹ sản xuất.

Tàu tuần tra Hạm đội Biển Đen sẽ nhận vũ khí mới / Quân sự thế giới hôm nay (17/7): Nga tiêu diệt tên lửa S-200, Ukraine phá hủy radar phòng không S-400

Hình ảnh MiG-29 mang theo JDAM-ER được Không quân Ukraine công bố kèm theo dòng chữ 'Chúc mừng sinh nhật Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi".

>> Xem thêm:Ukraine chế tạo “tên lửa nhân dân” tầm bắn 140km

Theo War Zone, để mang được loại vũ khí tối tân chuẩn NATO, những chiếc MiG-29 của Ukraine phải tiến hành cải tiến và mang trên mình một số trang thiết bị mới theo tiêu chuẩn phương Tây.

Báo Mỹ cho biết, trước khi chính thức xuất hiện với JDAM-ER, tiêm kích MiG-29 của Ukraine đã gây tò mò khi xuất hiện với những mấu treo vũ khí khác lạ không hợp chuẩn với chiến đấu cơ do Liên Xô sản xuất.

>> Xem thêm:Xe tăng T-80BV Nga phá hủy cứ điểm quân Ukraine

MiG-29 mang theo JDAM-ER được Không quân Ukraine công bố.

MiG-29 mang theo JDAM-ER được Không quân Ukraine công bố.

Tại thời điểm xuất hiện vào cuối tháng 6/2023, giới chuyên gia cho rằng, thông thường giá treo vũ khí của MiG-29 được lắp các bệ phóng AKU-470 cho tên lửa không đối không R-27R. Giờ đây, chúng đã xuất hiện những giá treo lạ.

>> Xem thêm:Thiết giáp Tigr mạnh vượt trội nhờ module chiến đấu BRSHM

Giả thiết đặt ra, liệu chiếc máy bay này đã được hiệu chỉnh để phù hợp với loại vũ khí khác mà chúng chưa từng được sử dụng trước đây. Dựa trên hình dạng và kích thước của giá treo mới, các nhà phân tích đã đưa ra một số loại vũ khí có khả năng tích hợp trên chiếc máy bay này.

Đầu tiên là bom trên không có độ chính xác cao JDAM-ER. Tháng 3 năm nay, Lầu Năm Góc xác nhận bom lượn JDAM-ER đang được quân đội Ukraine sử dụng và trở thành mối đe dọa lớn đối với lực lượng Nga ở khu vực miền Đông.

 

Nhưng Mỹ đã không tiết lộ cấu hình chính xác của JDAM-ER được gửi cũng như việc Ukraine sử dụng phương tiện nào để vận hành những vũ khí này.

Lựa chọn tiếp theo rất có thể là tên lửa không đối không với radar định hướng bán chủ động AIM-7 Sparrow hoặc tên lửa sửa đổi từ hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T.

Các phương án trang bị khác cho MiG-29 có thể kể đến bao gồm tên lửa chống tăng Brimstone, tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa không đối đất Hellfire.

>> Xem thêm:Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine

Nhu cầu về một giá treo chuyên dụng mới có thể tạo cơ hội để tích hợp các khả năng đa chức năng cho máy bay. Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ cùng lực lượng Ukraine đang nghiên cứu về việc tích hợp vũ khí do phương Tây cung cấp lên MiG-29.

 

Việc cung cấp những khả năng này cho phi đội phản lực chiến thuật già cỗi của Ukraine đặc biệt phù hợp vì các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây phải mất nhiều tháng nữa mới có thể được chuyển cho Kiev.

Bom JDAM-ER là biến thể mở rộng của JDAM, có trọng lượng từ 220 - 900 kg. Sau khi được thả xuống, quả bom sẽ bung ra các cánh, cho phép bay xa tới 70-80 km và tăng gấp ba lần tầm bắn so với vũ khí ban đầu.

Phạm vi mở rộng của JDAM-ER và chức năng hoạt động trong mọi thời tiết của nó mang lại cho các lực lượng quân sự khả năng linh hoạt chiến trường, cho phép binh sĩ tấn công các phương tiện của đối phương với độ chính xác cao hơn đồng thời giảm thiệt hại phụ.

Việc chuyển giao JDAM-ER cho Ukraine đã thể hiện cam kết của Mỹ trong nỗ lực giúp nước này nâng cao khả năng phòng thủ, tăng cường khả năng của quân đội trong các cuộc phản công.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm