Quốc tế

Một loạt động thái mới của Nga - Ukraine sau vụ đụng độ ở Biển Đen

(DNVN) - Giới chức Nga và Ukraine đã có một loạt các động thái mới liên quan tới vụ đụng độ ở Biển Đen hôm 25/11 vừa qua, trong đó đáng chú ý là việc Tổng thống Ukraine Poroshenk ký sắc lệnh áp dụng tình trạng chiến tranh.

Clip: Xe biển ngoại giao của Nga bị đốt cháy ở Ukraine giữa lúc hai nước căng thẳng / Ukraine yêu cầu sau khi tàu chiến bị Nga bắn, Mỹ ngay lập tức điều máy bay khổng lồ tới

Sputnik dẫn thông tin đăng tải trên trang web của Tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã ký một nghị định về quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia áp đặt tình trạng chiến tranh trong nước, theo trang web của Tổng thống.
"Quyết định của Hội đồng Quốc phòng và an ninh Ukraine ngày 26 tháng 11 năm 2018 về các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo chủ quyền và độc lập của Ukraina và áp dụng tình trạng chiến tranh tại Ukraine đã có hiệu lực", theo thông tin đăng tải trên trang web của Tổng thống Ukraine.
Tổng thống Ukraine Poroshenk ký sắc lệnh áp dụng tình trạng chiến tranh sau vụ đụng độ với Nga ở Biển Đen.

Tổng thống Ukraine Poroshenk ký sắc lệnh áp dụng tình trạng chiến tranh sau vụ đụng độ với Nga ở Biển Đen.

Theo đó, tình trạng chiến tranh tại Ukraine sẽ có hiệu lực từ ngày 26/11/2018 đến ngày 26/01/2019. Bộ tổng tham mưu được ủy quyền tổ chức một phần việc thi hành.
Các lực lượng an ninh Ukraine phải khẩn trương tăng cường các chế độ chống gián điệp, khủng bố và chống phá hoại, cũng như an ninh trong lĩnh vực thông tin.
Hội đồng An ninh và Quốc phòng đề xuất áp dụng tình trạng chiến tranh trong nước sau khi xảy ra vụ việc tàu Ukraine vi phạm biên giới trên biển với Nga.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin tin rằng quan hệ ngoại giao với Nga đã kiệt lực, nhưng Kiev vẫn chưa sẵn sàng để cắt đứt nó.
"Chúng tôi không cần những mối quan hệ với Nga, và thực sự chúng tôi không có quan hệ như vậy, nhưng vẫn cần tìm cách giúp đỡ và chăm sóc cho khoảng 2,5 triệu người Ukraine vẫn còn ở Liên bang Nga và làm tất cả công việc mà các lãnh sự của chúng tôi đang làm", ông Klimkin phát biểu tại Quốc hội khi được hỏi liệu Kiev có sẵn sàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga hay không.
Quan hệ ngoại giao giữa Ukraine và Liên bang Nga được thành lập vào năm 1992. Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukrainae tuyên bố không ủng hộ ý tưởng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga, vì điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến người dân Ukraine.
Liên quan tới vụ việc này, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ hi vọng trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng Đức sẽ tác động lên Ukraine về tình hình tại eo biển Kerch nhằm giúp Kiev không đưa ra những quyết định vội vàng.
"Tổng thống Vladimir Putin đã cung cấp một bản đánh giá về các hành động khiêu khích của phía Ukraine, vi phạm luật pháp quốc tế khi các tàu chiến của Ukraine cố tình phớt lờ các quy định về hành lang hòa bình qua lãnh hải của Liên bang Nga", văn phòng báo chí Điện Kremlin cho biết.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và bà Merkel được tiến hành theo sáng kiến của Berlin. Tổng thống Nga bày tỏ quan ngại về quyết định của Kiev đặt lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và tuyên bố thiết quân luật.
"Lãnh đạo Ukraine phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì đã gây ra một cuộc xung đột khác và rủi ro liên quan", Điện Kremlin cho biết thêm.
Trước đó, cơ quan phụ trách biên giới Crimea thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo, vào khoảng 7 giờ sáng (theo giờ địa phương) hôm 25/11, 3 tàu của Lực lượng Hải quân Ukraine, gồm 2 tàu trang bị pháo và 1 tàu kéo, đã xâm phạm lãnh hải Crimea và phớt lờ cảnh báo từ phía Nga. Ba tàu này đã vượt qua biên giới quốc gia Nga tại Biển Đen và tiến vào hải phận của Nga thực hiện các hoạt động nguy hiểm. Sau đó, FSB cho biết, thêm 2 chiến hạm khác của Ukraine đã rời khỏi Berdyansk để gia nhập cùng 3 tàu trên. Tuy nhiên, chúng đã nhanh chóng quay trở lại.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, tất cả 3 tàu của hải quân Ukraine đã bị bắt giữ tại Biển Đen do vi phạm biên giới quốc gia Nga. 3 thủy thủ Ukraine đã bị thương song không đe dọa đến tính mạng.
FSB nhấn mạnh, "trước khi thực hiện các quyết định nguy hiểm và thiếu trách nhiệm như vậy, lãnh đạo Kiev đáng lẽ phải tính đến những hậu quả có thể xảy ra".
Minh Thu (Theo TASS/Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm