Một số lượng lớn UAV phiến quân đã bị Tor-M2 Nga bắn hạ tại Syria
Kể từ khi được điều động tới chiến trường Syria, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2 của Nga đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc bảo vệ căn cứ Hmeimim trước những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của đối phương.
Trạm kiểm soát của Nga bị người dân Syria phong tỏa / Xe tăng Armata bị trúng đạn tại Syria
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Tor-M2 đã hạ gục số lượng rất lớn máy bay không người lái do phiến quân Syria phóng đi, theo lời chỉ huy lực lượng phòng không lục quân Nga - Trung tướng Alexander Leonov.
Kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu, theo tính toán thì các hệ thống Tor-M2 đã bắn rơi 45 UAV do phiến quân chế tạo, Trung tướng Leonov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí quốc phòng.
Hệ thống tên lửa Tor-M2 cùng với các hệ thống pháo - tên lửa Pantisr-S1 tầm ngắn và những tổ hợp S-400 Triumf tầm xa là cốt lõi của năng lực phòng không thuộc tập đoàn quân sự Nga được triển khai tại Syria.
Chỉ tính trong riêng năm 2019, các lực lượng vũ trang Nga đã chặn được 53 UAV và 27 quả rocket được bắn về phía căn cứ không quân Hmeimim, bảo vệ an toàn cho sân bay quân sự này.
Năm 2020, cường độ tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các cơ sở quân sự của Nga ở miền Tây Syria theo thống kê đã giảm mạnh.
Lý do chính là các hoạt động chống khủng bố thành công ở phía Nam của khu vực giảm xung đột tại Idlib trong những năm trước, cho phép phá hủy cơ sở hạ tầng được sử dụng bởi các tay súng thánh chiến cho những cuộc tấn công như vậy.
Theo giới thiệu, Tor-M2 là hậu duệ thay thế cho hệ thống tên lửa Tor-M1 ra đời từ thời Liên Xô, nó có khả năng tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu bay thấp nhờ sở hữu tốc độ khai hỏa "nhanh như súng tiểu liên".
Quân đội Nga cho rằng bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor-M2 thì năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần, bởi hệ thống này sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.
Ưu điểm đầu tiên được nhắc đến chính là các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng khai hỏa, hệ thống phát nguồn cơ hữu.
Những hệ thống khí tài tích hợp trên cho phép tổ hợp Tor-M2 hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn hoặc trong hành tiến.
Việc đồng bộ hoá cao giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống phóng thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái bằng liều phụ sau khi rời ống phóng cho phép Tor-M2 giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Đặc biệt, tổ hợp phòng không tầm thấp này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống radar bay bám địa hình siêu thấp ở độ cao chỉ 5 m .
Phiên bản Tor-M2 có khả năng bắt bám và thực hành xạ kích tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, gấp đôi so với Tor-M1. Gần như không một loại phương tiện bay nào có thể vượt qua được vùng hỏa lực mà nó giăng sẵn.
Ngoài ra tổ hợp Tor-M2 còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả thiết bị mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ. Đặc biệt, trên các xe đều có vật dụng sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo