Quốc tế

Mua vũ khí Mỹ 'lợi đơn lợi kép', mua vũ khí Nga 'khổ trăm bề'?

Tờ Business Insider của Mỹ đã chỉ ra ba lý do để khẳng định rằng khi mua vũ khí từ Mỹ, bên sở hữu sẽ 'lợi đơn lợi kép' so với việc mua vũ khí từ Nga.

Trong năm tài chính 2019, Mỹ đã bán được lượng vũ khí trị giá 55 tỷ USD và tiếp tục trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Để có thể đạt được thành tựu này, ngoài việc vũ khí tốt thôi là chưa đủ, Mỹ vẫn cần tới một vài ngón nghề mang đậm chất "con buôn" để giữ vững vị trí thứ nhất của mình. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những ngón nghề cơ bản nhất để Mỹ thu hút khách hàng mua vũ khí của mình đó là cắt giảm chi phí phụ. Các chi phí phụ bao gồm phí vận chuyển, phí đào tạo huấn luyện hoặc phí phụ tùng. Nguồn ảnh: BI.

Theo báo cáo mới nhất của DSCA trong tháng sáu năm nay, chỉ tính riêng chi phí vận chuyển vũ khí xuyên khắp thế giới của Mỹ bằng mọi phương tiện, chi phí đã giảm từ 3,5% xuống còn 3,2% so với năm ngoái và dự đoán sang năm sẽ tiếp tục giảm hơn nữa. Nguồn ảnh: BI.

Nếu xét tổng quát lại, mỗi hợp đồng mua bán vũ khí giữa nước ngoài với Mỹ trong năm 2019 dự kiến sẽ giảm khoảng 16,7% các loại chi phí phụ so với năm ngoái - nghĩa là cứ mua 10 chiếc xe tăng, người mua sẽ... lời thêm hẳn 1 chiếc rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những lý do tiếp theo khiến cho việc vũ khí Mỹ có thể len lỏi đến rất nhiều quốc gia đó là các loại vũ khí Mỹ được thiết kế để tối ưu hóa khả năng hoạt động theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Nguồn ảnh: BI.

Ví dụ như các loại xe tăng, thiết giáp của Mỹ luôn có khra năng tương thích ngược với các trang bị khác vốn được sản xuất cho xe tăng Liên Xô/Nga trước đây. Tuy nhiên không rõ điều này có đúng với các loại... xe tăng Trung Quốc hay không. Nguồn ảnh: BI.

Đây là một ưu thế cực kỳ lớn nếu như Mỹ muốn mở rộng thị trường tới các quốc gia từng có thời gian dài sử dụng vũ khí hệ Liên Xô/Nga trong quá khứ và cũng là lợi thế tuyệt đối của Mỹ tính tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng là chiêu bài "mua mà như không" và "rượu mời không uống, uống rượu phạt". Hai con bài này luôn được Mỹ kết hợp với nhau, sử dụng nhuần nhuyễn trong từng trường hợp, từng quốc gia để đạt hiệu quả cao nhất. Nguồn ảnh: BI.

Với con bài "bán như cho", Mỹ sẽ đổi lại các hợp đồng kinh tế, dỡ bỏ bớt hàng rào thuế quan cho nước mua để số tiền quốc gia đó thu được từ kinh tế sau thương vụ làm ăn với Mỹ sẽ bù lại đủ thậm chí là... nhiều hơn so với số tiền họ bỏ ra mua vũ khí Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Trong trường hợp còn lại, khi một quốc gia cứng đầu nhất quyết không chịu mua vũ khí Mỹ mà quay sang mua vũ khí Nga, Mỹ hoàn toàn có thể... cấm vận kinh tế quốc gia đó. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo