Quốc tế

Mục đích bí ẩn của Trung Quốc khi cho ra đời "con lai" giữa J-10 và MiG-21

DNVN - Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô đã cho trưng bày mô hình chiếc tiêm kích F-7MF dành cho xuất khẩu.

Khó tin chiến cơ Liên Xô không phi công bay gần 1.000 km / Iran và những cơ hội nảy sinh từ lệnh cấm vận

Tiêm kích đánh chặn J-7 chính là bản sao từ huyền thoại MiG-21 nổi tiếng của Liên Xô do Trung Quốc chế tạo trong nước theo giấy phép. Chiếc chiến đấu cơ này hiện vẫn còn phục vụ trong biên chế Không quân Trung Quốc chủ yếu ở phiên bản J-7G tiên tiến hơn rất nhiều so với nguyên gốc.

Biến thể F-7 được biết đến như mã định danh dành cho thị trường xuất khẩu của chiếc J-7, nó là tiêm kích ăn khách nhất của Trung Quốc khi được nhiều quốc gia Nam Á cũng như châu Phi tin dùng.

Tiêm kích F-7 của Trung Quốc phục vụ trong biên chế Không quân Pakistan. Ảnh: Sina.

Tiêm kích F-7 của Trung Quốc phục vụ trong biên chế Không quân Pakistan. Ảnh: Sina.

Chiến đấu cơ J-7/F-7 có bề ngoài rất dễ nhận biết, cho dù thế hệ sau đã thay đôi cánh hình tam giác nhỏ hẹp bằng cánh delta kép cho khả năng thao diễn tốt hơn nhưng phần mũi máy bay vẫn không lẫn đi đâu được.

Vì lý do đó, cho nên chiếc F-7MF được Tập đoàn Chengdu (Thành Đô) mang tới Triển lãm Hàng không Chu Hải đã gây ra sự ngạc nhiên lớn đối với khách tham quan.

Mô hình tiêm kích F-7MF được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải. Ảnh: Sina.

Mô hình tiêm kích F-7MF được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải. Ảnh: Sina.

 

Như đã biết, do kết cấu của cửa hút khí đã khiến cho phần mũi của chiếc MiG-21 hay J-7 rất hẹp, chỉ cài đặt được loại radar cỡ nhỏ với tính năng rất hạn chế.

Mặc dù đã có thử nghiệm mở rộng phần mũi nhằm giúp máy bay mang được radar lớn hơn nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến kết cấu khí động học, khiến chiếc tiêm kích này không thể bay nhanh, dẫn tới việc nó lại quay về thiết kế ban đầu.

Nhưng chiếc F-7MF trưng bày ở Triển lãm Chu Hải, ngoài đôi cánh delta kép cùng cánh đuôi vẫn được giữ lại thì hầu như nó không còn lại gì của dòng J-7 nguyên bản.

Góc nhìn khác của chiếc F-7MF, trông nó rất giống với tiêm kích J-10. Ảnh: Sina.

Góc nhìn khác của chiếc F-7MF, trông nó rất giống với tiêm kích J-10. Ảnh: Sina.

 

Chiếc F-7MF trên trông như là con lai giữa J-7 với J-10, nó có cửa hút khí dưới bụng, một chiếc mũi với nắp chụp radar lớn và còn đi kèm theo cặp cánh mũi cỡ nhỏ.

Thật khó hiểu mục đích chế tạo chiếc F-7MF trên là gì, hiện nay trong phân khúc "tiêm kích giá bèo" thì Bắc Kinh đang tích cực tiếp thị cho dòng JF-17 Thunder hay còn gọi là FC-1 sau khi đã bỏ cả núi tiền nghiên cứu phát triển, tính năng của JF-17 được cho là sánh ngang nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 và dĩ nhiên là vượt trội J-7/F-7.

Hơn nữa dây chuyền lắp ráp J-7/F-7 đã bị đóng cửa, trong khi chiếc tiêm kích mô hình trên không thể tạo ra bằng cách chỉnh sửa khung thân những máy bay J-7 cũ mà phải sản xuất mới hoàn toàn.

Từ những phân tích trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng mô hình chiếc F-7MF lạ được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải chỉ đơn giản là một ý tưởng hình thành trong lúc nhàn rỗi mà thôi.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm