Quốc tế

Mỹ bất lực trước sự bành trướng của S-400

Dù luôn dùng Đạo luật CAATSA đe dọa trừng phạt những quốc gia mua S-400 của Nga nhưng Mỹ đang tỏ ra bất lực.

Ấn Độ không thể nhận S-400 trước năm 2025 / Rộ tin Nga tắt hoạt động, sơ tán toàn bộ S-300 và S-400 khỏi chiến trường Syria

Theo truyền thông Nga, Mỹ và tiếp tục đe dọa dùng Đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) nếu Ấn Độ vẫn quyết định theo đuổi thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga.

Một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi đang thúc giục các đồng minh và các đối tác của Mỹ bao gồm cả Ấn Độ từ bỏ. các giao dịch quân sự với Nga, bởi nếu không họ sẽ phải đối mặt với Đạo luật CAATSA".

Hệ thống S-400.

Hệ thống S-400.

Thông điệp cứng rắn của Mỹ vẫn rất rõ ràng nhưng điều đó dường như không có chút tác động nào vào tiến độ thực hiện thương vụ S-400 giữa Nga và khách hàng Ấn Độ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc đàm phán bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS: "Nếu nói về việc cung cấp S-400, thì mọi thứ đang rất ổn và diễn ra theo kế hoạch".

Ông Putin tuyên bố rằng Ấn Độ là một quốc gia có chủ quyền, coi trọng chủ quyền của mình và bất chấp mọi áp lực bên ngoài, tuân thủ mọi nghĩa vụ của mình, giống như Nga.

"Chúng tôi sẽ phát triển hợp tác không chỉ là những hệ thống S-400 mà bao gồm cả vũ khí công nghệ cao", nhà lãnh đạo Nga khẳng định.

Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ đe áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ vì thương vụ hệ thống tên lửa S-400 với Nga gần như không có tác động gì.

 

Đây được coi là sự bất lực của Mỹ trong nỗ lực ngăn cản sự hiện diện của S-400 tại những quốc gia mà vũ khí Mỹ đang chiếm số lượng lớn hoặc những quốc gia đồng minh. Và Thổ Nhĩ Kỳ là trường hợp thứ 2 Mỹ cho thấy sự bất lực khi Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố không từ bỏ mua hệ thống S-400 của Nga trước bất kỳ sức ép nào.

"Thổ Nhĩ Kỳ có một kế hoạch đang được thực hiện, chúng tôi quyết tâm thực hiện và không từ bỏ việc mua hệ thống phòng thủ S-400", ông Erdogan tuyên bố và cho biết thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ từng muốn mua hệ thống phòng thủ Patriot nhưng không nhận được đề xuất có lợi từ Lầu Năm Góc.

Nói về những biện pháp Mỹ đe dọa sẽ áp đặt nhằm ngăn chặn nước này mua S-400, Tổng thống Erdogan tuyên bố: "Sẽ không có tác động nào có thể thay đổi được quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ trong các bản hợp đồng này.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có chủ quyền và tự quyết định được sử dụng loại vũ khí nào để bảo vệ lãnh thổ của mình mà không cần phải nhận được sự đồng ý của bất kỳ ai. Hiện chúng tôi đã sẵn sàng đưa những hệ thống S-400 đầu tiên vào trực chiến".

Ngoài những quốc gia kể trên, hiện nay đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông là Saudi Arabia, Iran - quốc gia được coi là đối thủ của Mỹ và nhiều nước khác cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt đến hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 của Nga.

 

Theo Tiến sĩ Carlo Kopp - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng quyết mua S-400 mà không phải vũ khí của Mỹ. Trong đó, do hệ thống phòng không Nga được trang bị nhóm radar (RLS) phát hiện mục tiêu nhằm mục đích phá hủy những chiếc máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35.

Một trong những lợi thế của hệ thống tên lửa tầm xa S-400 là khả năng đánh chặn các mục tiêu nằm ngoài khu vực phòng không, kể cả máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry (AWACS). Những chiếc máy bay này triển khai trên hầu khắp những nơi họ hiện diện.

Các máy bay này dễ bị S-400 tấn công và do đó mất đi lợi thế là không thể tiếp cận với các hệ thống phòng không của đối phương. Có vẻ như tiềm năng của các máy bay AWACS, được chế tạo vào những năm 1960, hiện đã cạn kiệt. S-400 cũng có thể được sử dụng chống lại các tên lửa đạn đạo.

Điều này chính là lý do khiến những quốc gia kể trên mua và chú ý đến loại khí tài này. Nga đã có một bước đột phá khi cung cấp vũ khí cho một số quốc gia NATO có tương lai bất định trong khối (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước có quan hệ tốt với Mỹ như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác như UAE.

Carlo Kopp cho rằng, bước đột phá của Nga cũng rất quan trọng về mặt kỹ thuật. Hiện nay, Mỹ không có hệ thống đối thủ cạnh tranh thực sự với S-400 và Washington đang cố tình tỏ ra không có chút lo lắng nào khi các hệ thống này đang tăng lên trên khắp thế giới.

 

Thực tế này đã được Tiến sĩ Carlo Kopp thừa nhận: "Thật đáng tiếc, nhưng bây giờ đã quá muộn để làm bất cứ điều gì khi vũ khí khắc tinh với Mỹ đang hiện diện khắp nơi".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm