Quốc tế

Mỹ bị 'hớt tay trên' thương vụ hệ thống đánh chặn đạn đạo?

Đức và Israel đã đạt được những thỏa thuận cần thiết trước khi chính thức ký kết hợp đồng thương vụ hệ thống đánh chặn đạn đạo Arrow 3.

Máy bay chở khách Il-96-400M định vị lại ngành hàng không Nga / Mỹ cố bình tĩnh để trấn an đồng minh trước tin tức về vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga

Hãng thông tấn Reuters cho biết, hiện các cuộc đàm phán giữa hai bên đã gần hoàn tất. Đây sẽ là thương vụ vũ khí đánh chặn với quy mô cực lớn mà Israel giành được trong những năm gần đây.

>> Xem thêm:Chuyên gia Mỹ cảnh báo về quyết định tuyệt vọng của ông Zelensky sau thất bại của quân đội Ukraine

"Gói mua sắm hệ thống đánh chặn Arrow 3 do Israel sản xuất của chúng tôi có tổng giá trị lên tới 4,3 tỷ USD. Hợp đồng sẽ chính thức được ký kết trong những ngày tới", Tham mưu trưởng quân đội Đức Eberhard Zorn cho biết.

Mặc dù vậy, vị tướng này không tiết lộ sẽ có bao nhiêu hệ thống Arrow 3 về Đức trong thương vụ này. Đây cũng là thông tin khá bất ngờ với nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ.

>> Xem thêm:Wagner đối mặt "ngõ cụt" sau vụ nổi loạn chớp nhoáng

Bởi trước đó, ông Eberhard Zorn từng cho biết, Đức đang cân nhắc mua hệ thống THAAD của Mỹ hoặc Arrow 3 do Israel sản xuất.

Hệ thống Arrow 3.

Hệ thống Arrow 3.

"Berlin đang thiếu lá chắn tên lửa mạnh mẽ có khả năng bảo vệ đất nước trước một cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng trong tương lai. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Lockheed Martin sản xuất và hệ thống Arrow 3 của Israel đang được cân nhắc mua", ông Zorn nói hồi đầu năm 2022.

>> Xem thêm:Nhà báo Mỹ nhận định Tổng thống Zelensky sẽ phải thỏa hiệp

Vị tướng này cho biết thêm, việc Đức mua hệ thống đánh chặn mới nhằm tăng cường khả năng đối phó với nguy cơ từ hệ thống Iskander-M Nga đang triển khai tại tỉnh Kaliningrad, có tầm bắn bao phủ gần như toàn bộ Tây Âu và Đức hiện không có lá chắn tên lửa nào có thể đánh chặn được tên lửa này.

"Israel và Mỹ có những hệ thống như vậy. Và hiện chúng tôi đã có lựa chọn cho mình", ông Zorn cho biết.

 

Hồi năm 2018, Nga thông báo đã triển khai tổ hợp tên lửa Iskander-M tới khu vực Kaliningrad, phần lãnh thổ của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania.

>> Xem thêm:Thủ tướng Hungary: 'Chỉ ông Trump mới có thể ngăn chặn xung đột ở Ukraine'

Iskander là một hệ thống tên lửa đạn đạo di động và hai tên lửa dẫn đường, trong đó hai tên lửa này đều có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Tổ hợp này được Nga dùng để thay thế tên lửa Scud của Liên Xô.

Trước khi chọn mua Arrow 3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Berlin sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 2% GDP bằng cách bơm 110 tỉ USD cho quân đội. Ông Zorn là một trong các quan chức cấp cao tham vấn với Thủ tướng Scholz về cách sử dụng số tiền này.

"Cho đến nay, chỉ có một điều rõ ràng: Chúng tôi không có thời gian và tiền bạc để tự phát triển các hệ thống (phòng thủ tên lửa) của mình vì mối đe dọa tên lửa đã hiển hiện", ông Zorn nói.

 

Nhà lãnh đạo này cũng cho biết Berlin đã bắt đầu xem xét việc mua các hệ thống tên lửa tầm ngắn và bây giờ họ phải đưa ra quyết định. Đức đang thiếu hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn, vốn có thể được sử dụng để bảo vệ lực lượng đang hành quân hoặc đang triển khai.

Ngoài ra, quân đội Đức sẽ phải chi khoảng 22 tỉ USD đến năm 2032 để bổ sung kho đạn của mình, ông Zorn nói thêm.

Arrow 3 là hệ thống cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay ở ngoài bầu khí quyển Trái Đất hoặc chủ động đánh chặn các đầu đạn hạt nhân, sinh học, hóa học, hay đầu đạn thông thường ngay gần vị trí phóng của các loại vũ khí này.

Theo giới chức Berlin, hệ thống Arrow 3 của Israel là một giải pháp tốt giúp hoàn thiện hệ thống phòng không đa tầng của quốc gia châu Âu này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm