Mỹ biến Stinger thành 'sát thủ' tầm thấp
Iran yêu cầu Mỹ rút quân ngay lập tức khỏi Syria / Nga coi chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới cao nguyên Golan là hành động khiêu khích
Trang Jane's cho biết, Mỹ đang có kế hoạch thay thế Stinger bằng hệ thống tên lửa mới hơn. Theo nguồn tin này, Lục quân Mỹ dự kiến trước năm 2026 sẽ mua 8.000 tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) mới.
Bất kỳ sự thay thế nào cho tên lửa Stinger phải tương thích với hệ thống Phòng không Tầm ngắn Cơ động tạm thời (IM-SHORAD) do Mỹ phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép Stryker.
Mỹ hóa cải Stinger thành hệ thống phóng loạt. |
Lục quân Mỹ hiện đang tiến hành nghiên cứu việc sử dụng công nghệ hiện đại cho các tên lửa phòng không vác vai mới, tên lửa mới sẽ có thể tiêu diệt nhiều mỗi nguy hiểm trên không như các loại máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ, trực thăng, chiến đáu cơ bay thấp...
Điều đặc biệt là cùng với kế hoạch thay thế, những tên lửa Stinger sẽ không bị bỏ đi mà chúng trở thành vũ khí khủng khiếp hơn qua Chương trình IFPC Inc 2-I. Hiện phiên bản mới này đã trải qua những cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên.
Hồi tháng 9/2020, lực lượng phòng không Lục quân nước này tại căn cứ không quân ở bang Florida vừa phóng thử nghiệm thành công tên lửa Stinger từ hệ thống phóng mới nhất.
Hệ thống phóng tên lửa đa năng được thiết kế để có thể phóng nhiều loại tên lửa đánh chặn khác nhau, tuỳ thuộc vào các mối đe dọa. Stinger là tên lửa phòng không vác vai sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại, đã được cải tiến để có thể phóng được từ nhiều loại phương tiện khác nhau.
Hệ thống này bao gồm 15 ống phóng, mỗi ống chứa 1 thiết bị đánh chặn cỡ lớn hoặc nhiều thiết bị đánh chặn nhỏ hơn. Cuộc thử nghiệm sử dụng ống phóng đơn mang tên lửa Stinger. Lục quân Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm bệ phóng đa năng này để phóng nhiều loại tên lửa.
Hệ thống này có thể lắp đặt trên xe chiến thuật hạng trung, có thể quay 360 độ theo góc hướng và từ 0 độ - 90 độ theo góc tầm. Được phát triển theo cấu trúc hệ thống mở, bệ phóng sẽ kết nối với Trung tâm điều hành tác chiến qua Hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS) để hỗ trợ và phối hợp tiêu diệt các mục tiêu.
IFPC Inc 2-I là chương trình vũ khí cơ động mặt đất, được thiết kế để tiêu diệt các thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, rocket, các loại đạn pháo, cối... Đây là những vũ khí thường xuyên tấn công vào Vùng Xanh tại Iraq, nơi có đại sứ quán Mỹ.
Mỹ thử Stinger phiên bản phóng loạt. |
Chính vì vậy, việc thử thành công tên lửa FIM-92 Stinger từ bệ phóng trên mặt đất đã mang lại diện mạo và sức mạnh hoàn toàn mới cho loại tên lửa MANPADS thuộc thế hệ 2 này và là niềm hy vọng lớn giúp Mỹ chặn đứng những cuộc tấn công vào khu vực đại sứ quán tại Iraq.
Trong lịch sử chiến đấu, Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô. Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.
Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo