Quốc tế

Mỹ buộc phải nối lại mua Iron Dome

Quốc hội Mỹ đang xem xét việc nối lại thương vụ hệ thống Iron Dome như một sự bắt buộc nhằm bảo vệ các binh sĩ tại Trung Đông.

Thực hư Iran gửi năm tàu ​​chở dầu đến Venezuela giữa phong tỏa kinh tế Mỹ / Loại bỏ Nga, Ấn Độ chốt hợp đồng mua trực thăng Mỹ trị giá gần 1 tỷ USD

Kế hoạch nối lại việc mua hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel được đưa ra sau khi Quân đội Mỹ tuyên bố hồi đầu năm 2020 chính thức ngừng mua vũ khí này trong quá trình thử nghiệm, Iron Dome đã không thể tích hợp với hệ thống chỉ huy chiến đấu hợp nhất của Quân đội Mỹ.

My buoc phai noi lai mua Iron Dome
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome do Israel sản xuất.

"Chúng tôi không thể tích hợp Iron Dome vào hệ thống phòng không hợp nhất do các vấn đề về tương tác hệ thống và hàng loạt vấn đề liên quan tới phần mềm điều khiển khác", tướng Mike Murray, thuộc chương trình phát triển Quân đội tương lai cho biết.

Vấn đề chính của phía Mỹ trong thương vụ này là không được tiếp cận mã nguồn điều khiển của Iron Dome. Lầu Năm góc cần nắm được chúng để lập trình lại tương thích với hệ thống chỉ huy hợp nhất của quân đội.

Tại thời điểm tuyên bố ngừng mua Iron Dome, phía Mỹ đã có một loạt phương án thay thế được sản xuất trong nước, trong đó có hệ thống Patriot, Phalanx...

Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm đối phó với những cuộc tấn công từ đạn phản lực, rocket và máy bay không người lái, những vũ khí này đã không chứng minh được sự tin cậy của mình.

Đây được xem là một trong những lý do chính khiến Quốc hội Mỹ xem xét việc nối lại thương vụ hệ thống Iron Dome để triển khai đến Iraq để đảm bảo sự an toàn cho binh sĩ và các căn cứ tại đây.

 

Theo con số thống kê được Mỹ đưa ra, mối nguy hiểm lớn nhất với lực lượng Mỹ tại Iraq và ở một số nước Trung Đông không phải là tên lửa tầm xa mà đến từ các vụ tấn công bằng rocket, đạn phản lực, UAV...

Trong khi đó, theo giới thiệu của Israel, đối phó với những mục tiêu kiểu này chính là thế mạnh của Iron Dome. Đặc biệt, vũ khí này có tầm tác chiến rất rộng, từ 4-70 km. Mỗi một khẩu đội có radar để xác định mục tiêu, bên cạnh một bệ phóng tên lửa di động.

Đáng chú ý là hệ thống này dễ dàng vận chuyển và thiết lập - một quá trình chỉ mất vài giờ. Giới chức Israel cho biết tỉ lệ đánh chặn thành công của hệ thống ở biên giới Gaza là 90%.

Nếu quyết định nối lại thương vụ Iron Dome được hiện thực hóa, Mỹ đã phần nào thừa nhận về những thiếu sót trong năng lực phòng thủ tên lửa của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm