Mỹ chấn động với đường dây toàn người nổi tiếng chạy trường cho con
Syria: Nga hứa bảo vệ Manbij khỏi Thổ Nhĩ Kỳ ngay khi Mỹ rút / Nhà Trắng: Chưa ấn định thời điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung
Đường dây gồm hàng loạt người nổi tiếng, giàu có
Theo hồ sơ của tòa án, cảnh sát Mỹ đã phát hiện đường dây chạy suất học vào các trường đại học danh tiếng ở nước này sau một chiến dịch có tên Varsity Blues. 50 nghi phạm trong đường dây này đều thuộc giới giàu có, là những ngôi sao truyền hình, giám đốc các doanh nghiệp lớn. "Những phụ huynh này đều là người có tiền và có danh tiếng", luật sư Andrew Lelling cho biết tại một cuộc họp báo ngày 12/3.
Theo BBC, người cầm đầu đường dây này là William Singer, 58 tuổi, nhà sáng lập The Edge College & Career Network (hay còn gọi là The Key). Tại tòa án Boston hôm qua, ông Singer đã thú nhận hành vi phạm pháp. Người này thừa nhận: "Chúng tôi giúp những gia đình giàu có, quyền thế nhất ở Mỹ chạy suất học cho con họ vào các trường danh tiếng. Người ta có thể đường đường chính chính vào "cửa trước", song cũng có thể đi "cửa sau" với giá gấp 10 lần và tôi đã mở ra cửa sau đó”.
Ông Singer hiện đối mặt với hàng loạt cáo buộc, trong đó có rửa tiền, cản trở công lý. Nếu bị buộc tội, Singer có thể đối mặt với án phạt hơn 1 triệu USD và 65 năm tù.
Để được một suất chạy học, mỗi phụ huynh phải trả từ 15.000 USD đến 75.000 USD cho công ty của Singger. Thậm chí trong một số trường hợp, phụ huynh phải mất hàng triệu USD để chạy trường trót lọt.
Ví dụ, trong trường hợp của Jane Buckingham, giám đốc một công ty marketing ở Los Angeles, đồng ý trả 50.000 USD cho công ty của Singer để tìm người thi hộ con trai mình.
Elisabeth Kimmel, chủ một công ty truyền thông, cũng sử dụng dịch vụ của công ty Singer cho con gái vào năm 2012 và cho con trai vào năm 2017. Con gái của Kimmel sau đó đã trúng tuyển trường Georgetown, con trai đỗ Đại học Nam California.
Ngôi sao điện ảnh Lori Loughlin cho biết, vợ chồng cô đã chi tổng cộng 500.000 USD để hai con của họ được đưa vào đội tuyển bơi thuyền của Đại học Nam California.
Ước tính, công ty của Singer đã kiếm được 25 triệu USD với dịch vụ chạy trường này trong thời gian từ năm 2011 - 2018.
Cách thức chạy trường
Công ty của Singer sẽ phụ trách chạy trường cho con cái họ theo 3 cách: Thuê người thi họ, đút lót giám thị để nhắc bài cho học sinh, hoặc đút lót người có thể sửa lại bài thi cho học sinh sau khi bài thi đã gửi đi.
Theo khai nhận của những người liên quan đến đường dây chạy trường nói trên, Singer cũng hướng dẫn phụ huynh các học sinh làm giả hồ sơ cho con cái họ để được ưu tiên đặc biệt khi tham gia tuyển sinh vào các trường đại học danh tiếng như Yale, Stanford, Georgetown, Nam California.
Các phụ huynh sẽ dùng các hồ sơ y tế giả để khẳng định rằng con cái họ có khuyết tật học tập nào đó và sẽ được ưu tiên làm bài thi trong phòng thi đặc biệt chỉ có 1 giám thị và thậm chí kéo dài 2 ngày.
Ngoài ra, công ty của Singer cũng có thể hỗ trợ làm giả chứng chỉ thể thao để con cái của các phụ huynh trên được tuyển vào trường dựa trên các mối quan hệ.
Theo hồ sơ của tòa án, sau khi những thí sinh trên đảm bảo sẽ đạt điểm tuyển sinh cao để đỗ vào các trường danh tiếng, các vị phụ huynh sẽ “trả tiền dịch vụ” dưới hình thức đóng góp từ thiện cho trường đại học đó thông qua quỹ The Key để đút lót cho ban giám thị của trường. Ví dụ, ngôi sao điện ảnh Felicity Huffman đã "đóng góp từ thiện" 15.000 USD để con gái lớn được chạy trường. Nữ diễn viên này thậm chí có ý định chạy trường cho đứa con thứ hai của mình, song sau đó đã quyết định từ bỏ.
Điều đáng nói là, trong hầu hết trường hợp, con cái của những phụ huynh này không hề hay biết mình là "nạn nhân" của bê bối chạy trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này