Quốc tế

Mỹ chế tạo hệ thống phòng không lai ghép đặc biệt FrankenSAM

FrankenSAM là một hệ thống phòng không lai ghép đặc biệt do Mỹ chế tạo để viện trợ cho Ukraine.

Ukraine nhận hàng trăm máy bay không người lái tấn công hạng nặng / Tính năng như phim viễn tưởng của xe tăng NG-MBT Hàn Quốc

FrankenSAM là một hướng đi độc đáo do Mỹ thực hiện, khi tận dụng khung gầm xe mang phóng tự hành và radar của hệ thống phòng không do Liên Xô chế tạo với đạn tên lửa của phương Tây.

FrankenSAM là một hướng đi độc đáo do Mỹ thực hiện, khi tận dụng khung gầm xe mang phóng tự hành và radar của hệ thống phòng không do Liên Xô chế tạo với đạn tên lửa của phương Tây.

Tin tức trên các phương tiện truyền thông Mỹ gián tiếp xác nhận việc nước này không thể cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel cùng lúc, đây là điều gây ra nhiều lo lắng cho chính quyền Kyiv.

Ưu tiên của Washington rất rõ ràng: dòng đạn dược, hệ thống phòng không và các loại vũ khí hiện đại khác hiện đang hướng tới Trung Đông. Hỗ trợ cho Kyiv hiện được cung cấp trên cơ sở còn lại.

Trong khi có tới 12 khẩu đội hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa THAAD và Patriot đang được triển khai tới Trung Đông, để bảo vệ bầu trời Ukraine, với sự tham gia của các kỹ sư Mỹ, một chương trình đặc biệt có tên gọi FrankenSAM.

 

Dự án đã được triển khai suốt thời gian qua và hiện sản phẩm đã hoàn thành, trong khuôn khổ nghiên cứu, các chuyên gia đã cố gắng điều chỉnh các bệ phóng của Liên Xô để phóng tên lửa phòng không do phương Tây sản xuất.

"Các quan chức Mỹ gọi đây là chương trình FrankenSAM, kết hợp các tên lửa đất đối không tiên tiến của phương Tây với những bệ phóng hoặc radar cải tiến từ thời Liên Xô mà quân đội Ukraine đã có", ấn phẩm New York Times cho biết.

Là trải nghiệm đầu tiên, Mỹ có thể trang bị cho hệ thống phòng không Buk chế tạo từ thời Liên Xô tên lửa đánh chặn loại RIM-7 Sea Sparrow và AIM-9 Sidewinder - đây vốn là những tên lửa không đối không được đưa xuống mặt đất.

 

Quân đội Mỹ đảm bảo rằng bằng cách này, họ có thể nhanh chóng trang bị ít nhất một số loại tên lửa phòng không cho đội hình chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine đang rơi vào tình trạng suy kiệt.

Công việc được thực hiện trong 7 tháng, “một số công trình lắp đặt” đầu tiên đã được gửi đến Ukraine, mặc dù chưa nhìn thấy bằng chứng xác thực cho những tuyên bố nói trên.

Có thông tin cho biết Kyiv dự kiến sẽ sửa đổi thêm 17 xe phóng của tổ hợp Buk-M1 theo cách tương tự trong thời gian tới, nhưng các kỹ sư Mỹ chỉ có thể nâng cấp 5 chiếc mỗi tháng.

 

Ngoài công việc điều chỉnh hệ thống Buk, việc thử nghiệm tổ hợp phòng không cỡ lớn như S-300 cũng đang được tiến hành để phóng tên lửa Mỹ. Các kỹ sư hy vọng có thể kết hợp các bệ phóng Patriot với những trạm radar do Liên Xô hoặc Ukraine sản xuất.

"Các quan chức và kỹ sư quân sự Mỹ cũng tiếp tục thử nghiệm loại FrankenSAM mạnh nhất cho đến nay - bệ phóng tên lửa Patriot, hoạt động với các hệ thống radar cũ do Ukraine sản xuất trong nước", tờ New York Times nhấn mạnh.

Hiệu quả của các hệ thống vũ khí lai ghép như vậy trước hàng không hiện đại của Nga còn nhiều nghi vấn, nhưng Mỹ có lẽ không còn lựa chọn nào khác để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine.

 

Trong quá khứ, những vũ khí tấn công như tên lửa hành trình Storm Shadow / Scalp EG, hay tên lửa chống radar AGM-88 HARM được sửa đổi để phóng từ chiến đấu cơ Liên Xô đã mang lại thành công, đây là cơ sở để Mỹ cùng với Ukraine tin vào hiệu quả của FrankenSAM.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm