Mỹ "chơi bài ngửa" về tên lửa tầm trung hậu INF
Báo Mỹ: 'Su-34 hoàn hảo tấn công đất, rất mạnh khi đối không' / Indonesia lại muốn mua Su-35 vì Mỹ từ chối bán F-35
Theo thông báo, hôm 6/11, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký hợp đồng với nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin để phát triển tên lửa tầm trung mới.
Điều khoản ký kết ghi rõ, việc phát triển tên lửa tầm trung không nhất thiết phải là dòng tên lửa mới hoàn toàn mà nó có thể được cải tiến, nâng cấp từ những tên lửa hiện có của Mỹ.
Chính vì vậy, việc hoán cải tên lửa đánh chặn SM-6 và tái trang bị phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk (phiên bản trên cạn) đã được tính đến.
Mỹ thử phiên bản Tomahawk trên cạn. |
Lựa chọn cuối cùng vẫn chưa được đưa ra những theo giới quân sự nước này, Tomahawk gần như sẽ được lựa chọn bởi ngay từ năm 2019 khi Hiệp ước INF còn hiệu lực, phiên bản mới này đã được Mỹ thử nghiệm.
"Dữ liệu và các kinh nghiệm thu được từ cuộc thử nghiệm này sẽ giúp Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển tính năng cho các vũ khí tầm xa trong tương lai. Trong vụ thử, đạn tên lửa đã đánh trúng mục tiêu giả định với độ chính xác cực cao", Lầu Năm Góc ra tuyên bố sau khi phóng hồi đầu năm 2019.
Điều đặc biệt là để thực hiện thành công vụ phóng, Mỹ đã có động thái chuẩn bị từ khi INF vẫn còn hiệu lực và Nga - Mỹ chưa tuyên bố rút khỏi hiệp ước này.
Cụ thể, hồi cuối năm 2017, Hạ viện Mỹ đã thông qua khoản ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2018 lên tới 700 tỷ USD. Một điểm đáng chú ý trong ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2018 là lần đầu tiên Washington phân bổ 60 triệu USD phát triển tên lửa tầm trung mới với lý do "đối phó với việc Nga vi phạm INF".
Hiệp ước INF quy định, Mỹ phải loại bỏ tên lửa đạn đạo Pershing-2 và tên lửa hành trình BGM-109 Gryphon (biến thể trên bộ của tên lửa Tomahawk). Trong khi đó, Liên Xô loại biên các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner, OTR-22 Temp-S, OTK-23 Oka và tên lửa hành trình RK-55 Relef.
INF cũng khai tử một loạt chương trình phát triển tên lửa của cả Mỹ và Liên Xô. Nhưng sau hơn 30 năm, Washington đã nhìn nhận tính hiệu quả và sự cần thiết của Hiệp ước INF và nước này đã âm thầm phát triển phiên bản mới của tên lửa Tomahawk trên cạn.
Đạn tên lửa của Tomahawk phiên bản trên cạn mới có chiều dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg.
Tên lửa được trrang bị đầu đạn thông thường và có thể lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61-12, sử dụng hệ thống dẫn đường cải tiến so với INS/TERCOM trước đó.
Tên lửa sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km. Mỗi hệ thống phóng tự hành trang bị 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa tên lửa Tomahawk.
Với sự chuẩn bị từ trước của người Mỹ cho thấy, thông tin Bộ quốc phòng nước này ký hợp đồng với Lockheed Martin phát triển tên lửa tầm trung vừa được công bố chỉ mang tính chất hình thức, còn thực tế có thể Mỹ đã làm điều này từ trước đó.
Hiện không rõ tiến độ phát triển tên lửa tầm trung của Mỹ nhưng đây chính là cơ sở khiến cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O'Brien cho biết hồi cuối tháng 10/2020 rằng, Mỹ đã sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Âu để kiềm chế Nga.
"Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, chúng tôi đang phát triển vũ khí cần thiết, hệ thống phân phối tên lửa đạn đạo. Chúng tôi sẽ triển khai các loại vũ khí tương tự nếu cần ở châu Âu để kiềm chế Nga", ông O'Brien nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này