Quốc tế

Mỹ 'cởi trói', SRBM Hàn Quốc không xứng tầm ICBM Triều Tiên

Thông tin mới nhất cho biết, Mỹ đã dỡ bỏ hạn chế về tầm bắn đối với tên lửa của đồng minh thân thiết là Hàn Quốc.

Quân đội Triều Tiên 'thay máu' với Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Không quân mới / Ảnh vệ tinh làm lộ việc Triều Tiên cố giấu nơi cất vũ khí hạt nhân?

Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý dỡ bỏ các hạn chế đối với việc chế tạo và sử dụng tên lửa của Seoul - nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết tại họp báo sau cuộc hội đàm. Những hạn chế trước đây giới hạn tên lửa Hàn Quốc chỉ có tầm bắn tối đa là 800 km.

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã có cuộc hội kiến ​​với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Theo kết quả làm việc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thỏa thuận hợp tác toàn diện về vắc xin ngừa COVID. Họ cũng tái khẳng định rằng việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên sẽ vẫn là mục tiêu của liên minh và các nước đồng minh, dựa trên cơ sở cách tiếp cận ngoại giao.

Tổng thống Hàn Quốc cho biết, ông hoan nghênh chiến lược của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, còn nhaf lãnh đạo Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với đối thoại và hợp tác liên Triều.

My coi troi, SRBM Han Quoc khong xung tam ICBM Trieu Tien
Mỹ đã lần lượt gỡ bỏ những hạn chế có tính chất bước ngoặt trong chương trình tên lửa của Hàn Quốc

"Chúng tôi nhất trí tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ và tái khẳng định cam kết chuyển giao quyền chỉ huy và kiểm soát (OPCON) của các lực lượng Hàn Quốc, từ lực lượng Hoa Kỳ” - ông Moon Jae-in nói.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc gọi đây là biện pháp "mang tính biểu tượng và thực chất" thể hiện uy tín của liên minh, cùng với thỏa thuận chia sẻ chi phí duy trì quân đội Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên (SMA) gần đây.

Ngoài ra, ông Moon Jae-in cũng vui mừng thông báo về việc chấm dứt những hạn chế về tên lửa dẫn đường. Những nguyên tắc này ban đầu được đưa ra vào tháng 10/1979 tại thời điểm Hàn Quốc nhận được các công nghệ chính và các bộ phận thành phần từ Hoa Kỳ để phát triển tên lửa của mình.

Từ đó đến nay, văn bản đã được sửa đổi nhiều lần, đầu tiên là xóa bỏ giới hạn trọng lượng đối với đầu đạn tên lửa đạn đạo. Vào năm 2020, Hàn Quốc tiếp tục nhận được quyền chế tạo động cơ chất rắn cho các phương tiện phóng vào không gian vũ trụ.

Với việc dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng, Mỹ đã mở đường cho Hàn Quốc có đủ năng lực tên lửa để đối phó với ‘người anh em’ Triều Tiên hiện đã phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với cả đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập (MIRV).

 

Những giới hạn của đồng minh Mỹ đặt ra đã khiến cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo Hyunmoo gặp nhiều nhiều hạn chế dẫn tới tính năng kỹ, chiến thuật mà nhất là tầm bắn của Hyunmoo kém xa Triều Tiên. Hiện nay, loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có tầm phóng xa nhất của Hàn Quốc là Hyunmoo-4, với đầu đạn 500kg, tầm bắn tối đa là 800 km.

Tầm bắn này chỉ tương đương với thế hệ tên lửa đạn đạo Hỏa Tinh 6/7 (Hwasong-6 và Hwasong-7, thuộc dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn) của Triều Tiên, trong khi kém xa các kiểu tên lửa tầm trung.

Do đó, Hàn Quốc đã phải dựa vào các yếu tố chiến thuật để khắc phục những hạn chế về tầm bắn tên lửa là đưa chúng lên bệ phóng di động trên biển. Ngoài việc đưa tên lửa đến gần đối thủ hơn, đòn đánh này sẽ đẩy đối thủ vào thế bị động và không thể đoán trước nhằm tìm cách đánh chặn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm