Mỹ đang cân nhắc đình chỉ lệnh trừng phạt với hàng hóa Triều Tiên
Hé lộ cuộc trao đổi đầu tiên của ông Putin với tân tổng thống Ukraine / Clip: Quân đội Mỹ khoe dàn vũ khí "khủng" trong cuộc tập trận chung với Australia
Mỹ đang xem xét sẽ đình chỉ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu quốc gia này tháo dỡ cơ sở hạt nhân chính và đóng băng toàn bộ chương trình hạt nhân.
Trích dẫn theo một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap nói rằng, Mỹ đề nghị sẽ đình chỉ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về hạn chế xuất khẩu than và dệt may của Triều Tiên - nguồn thu nhập chính của quốc gia này trong thời gian từ 12 đến 18 tháng.
“Việc đình chỉ các biện pháp trừng phạt có thể được gia hạn lâu hơn nữa nếu tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên thực hiện nhanh chóng, nhưng lệnh trừng phạt cũng sẽ gia tăng nếu phát hiện rằng Triều Tiên gian lận bằng cách này hay cách khác”.
Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Seoul nói rằng đề xuất này của các chuyên gia chính sách nhằm tạo ra bước đột phá trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ giữa hai quốc gia.
“Nếu thực sự đề xuất này được cả hai bên đồng ý, đây có thể sẽ là tiền đề để áp dụng cho các cơ sở hạt nhân khác khác ngoài tổ hợp hạt nhân chính ở Yongbyon và dần dần thực hiện từng bước cho đến khi toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân được đóng lại và mọi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ”, ông Yang Moo-jin nói.
Theo ông, điều này rất quan trọng, vì nó cho phép Hoa Kỳ và Bình Nhưỡng thể hiện các ý định trong tương lai của họ và xây dựng lòng tin, theo cách phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ trừng phạt.
Thất bại trong việc đàm phán về việc thu hẹp phạm vi phi hạt nhân hóa, giữa Bình Nhưỡng và Washington là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội.
“Với sự thất bại của cuộc đàm phán tại Hà Nội, ông Trump rời đi mà không có thỏa thuận nào sau khi ông Kim yêu cầu gỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc tháo dỡ hạt nhân tại Yongbyon.”
Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên vào thời điểm đó rằng việc chỉ loại bỏ cơ sở hạt nhân đó là không đủ vì có những nhà máy khác, bao gồm cả một nhà máy làm giàu Uranium, mà Hoa Kỳ được biết.
Ông Trump và ông Kim đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán để thảo luận về việc giải trừ hạt nhân ở Bắc Triều khi họ tổ chức một cuộc họp bất ngờ tại biên giới liên Triều vào tháng trước.
Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cho biết ông dự kiến các cuộc đàm phán này sẽ tiếp tục vào giữa tháng Bảy.
“Việc xác minh và kiểm tra việc có thực sự tháo dỡ tại Yongbyon cũng như đóng băng hạt nhân có thể rất khó khăn”, ông nói, đồng thời cũng lưu ý rằng cần phải có một thỏa thuận chi tiết. “Việc đóng băng có nghĩa là không tạo ra bất kỳ vật liệu phân hạch và đầu đạn nào nữa”.
Nếu Triều Tiên đồng ý tháo dỡ Yongbyon và đóng băng hạt nhân hoàn toàn, Mỹ cũng đang xem xét ký tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, theo nguồn tin cho biết.
Cuộc xung đột giữa hai miền Bắc – Nam Triều đã kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, có nghĩa là hai bên về mặt danh nghĩa vẫn còn đang xảy ra chiến tranh cho tới ngày hôm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này