Loại tên lửa chống hạm mới của Mỹ mang tên NSM được ví như một con bài 'nắn gân' Trung Quốc vừa thực hiện pha bắn chìm tàu chiến để chứng tỏ sức mạnh trong một cuộc tập trận hải quân.
Cuộc tập trận Hải quân của Mỹ vừa diễn ra ở khu vực biển Châu Á - Thái Bình Dương có sự tham gia của tàu chiến đấu ven bờ USS Gabrielle Giffords. Đây hiện tại là tàu chiến đấu ven bờ đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm NSM. Nguồn ảnh: BI.
Trong cuộc tập trận, tàu USS Gabrielle Giffords đã phóng thử tên lửa đối hải NSM và đánh chìm một tàu khác của Hải quân Mỹ đã về hưu và được mang ra làm mục tiêu. Nguồn ảnh: BI.
Pha tấn công đã thành công mỹ mãn, tên lửa NSM đã đánh chìm khinh hạm USS Ford thuộc lớp Oliver Hazard Perry có độ giãn nước 4100 tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: BI.
Tàu USS Ford đã được Hải quân Mỹ cho loại biên từ năm 2013 tới nay được mang ra làm mục tiêu để các tàu chiến Mỹ khai hỏa bắn đạn thật. Nguồn ảnh: BI.
NSM là loại tên lửa đối hải hoặc đối đất được phát triển bởi Na Uy và tới nay đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Đức, Malaysia và Ba Lan. Nguồn ảnh: BI.
Đây là loại tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, có trọng lượng tổng cộng 410 kg trong đó trọng lượng đầu đạn lên tới 125 kg. Nguồn ảnh: BI.
Tên lửa có chiều dài 3,95 mét, tầm hoạt động tối đa 185km hoặc lên tới 555km tùy theo từng kiểu khai hỏa và từng độ cao mà nó đạt được trong quỹ đạo bay của mình. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài việc có thể được phóng từ cơ cấu phóng trên biển, tên lửa NSM còn có thể phóng được từ cơ cấu phóng mặt đất. Các phiên bản cơ cấu phóng mặt đất của NSM có khả năng đặt cố định một chỗ hoặc di động tùy từng điều kiện hoạt động. Nguồn ảnh: BI.
Giới chức Hải quân Mỹ khẳng định, với tên lửa NSM, các tàu chiến trong hải quân nước này có thể tấn công và hạ gục mọi tàu chiến của đối phương trong khu vực biển Thái Bình Dương mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Nguồn ảnh: BI.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức