Quốc tế

Mỹ khiến Nga và Trung Quốc "đi tong" thỏa thuận vũ khí tiền tỷ ở Đông Nam Á

Việc Indonesia quyết định rút khỏi hai thỏa thuận với Nga và Trung Quốc - những đối thủ chiến lược của Mỹ - đã đại diện cho chiến thắng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Chính phủ Syria chỉ trích báo cáo của OPCW về vũ khí hóa học / Binh sĩ Ukraine bị bắt vì "tuồn" vũ khí ra ngoài doanh trại

Trong bài viết đăng ngày 12/4, nhà phân tích Caleb Larson trên tạp chí National Interest cho biết, Indonesia gần đây đã rút khỏi hai thỏa thuận vũ khí với Nga và Trung Quốc do chịu áp lực từ chính quyền Tổng thống Trump.

Lời cảnh báo sắc lạnh từ Mỹ

Tháng 8/2017, Indonesia đã công bố một thỏa thuận với Nga, trong đó Indonesia sẽ đặt mua 11 máy bay chiến đấu tiên tiến Sukhoi Su-35 từ Nga với tổng giá trị 1,1 tỷ USD. Ngược lại, Nga sẽ mua các mặt hàng như dầu cọ, cao su, đồ nội thất, trà, cà phê và một số loại gia vị từ Indonesia.

Song, cách đây không lâu, tương lai của thỏa thuận này (do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu ký kết năm 2018) trở nên không rõ ràng.

Chính quyền Tổng thống Trump dường như đã cảnh báo Jarkata rằng, nếu thỏa thuận trên được tiến hành, Indonesia sẽ bị trừng phạt theo đạo luật CAATSA, hay Luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt.

Thỏa thuận "kỳ quặc" với Moscow có thể đã mang lại cho Nga một sự thúc đẩy nhỏ nhưng rất cần thiết cho nền kinh tế vào thời điểm giá dầu gia tăng - chủ lực ngành kinh tế xuất khẩu dầu của Ngađã bị ảnh hưởng nặng nề do dầu giá rẻ của Saudi tràn vào thị trường thế giới.

Ngoài Nga, Jarkata cũng rút khỏi thỏa thuận trị giá 200 tỷ USD với Trung Quốc để mua các tàu tuần tra hải quân (không rõ số lượng).

Nỗi lo sợ về các biện pháp trừng phạt

Để thay thế cho Su-35, Washington được cho là đã đề nghị cung cấp cho Indonesia phiên bản mới nhất và tiên tiến nhất của dòng chiến đấu cơ F-16, gọi là F-16 Viper. Tuy nhiên, Jarkata đang tìm cách mua mẫu máy bay còn tiên tiến và đắt đỏ hơn thế, đó là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Jont Strike Fighter.

Mỹ khiến Nga và Trung Quốc đi tong thỏa thuận vũ khí tiền tỷ ở ĐNÁ: Su-35 gãy cánh! - Ảnh 1.

Indonesia muốn mua tiêm kích F-35 của Mỹ? Ảnh: Military Today

Một số quan chức chính phủ Indonesia đã trao đổi riêng với nhau về lý do tại sao đạo luật CAATSA của Mỹ tại hiệu quả đến thế.

Đó là bởi theo đạo luật này, Mỹ sẽ áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt khác nhau đối với những bên có giao dịch với các tổ chức/cá nhân Nga liên quan tới cơ quan tình báo hoặc quốc phòng của Moscow.

Những biện pháp trừng phạt này có thể đơn giản là cản trở việc di chuyển của cá nhân thông qua hình thức hạn chế thị thực, hoặc có thể gây tổn hại hơn như cấm một số giao dịch tài chính.

Nặng hơn nữa là các biện pháp trừng phạt nhằm vào tài sản, điều này có thể gây thiệt hại khá nhiều, nhất là trong thời điểm kinh tế đang bấp bênh do đại dịch COVID-19.

Thắng lợi của chính quyền Trump

 

Việc Indonesia quyết định rút khỏi hai thỏa thuận với Nga và Trung Quốc - những đối thủ chiến lược của Mỹ - đã đại diện cho chiến thắng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Trước đó, Anh đã từ chối nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ "gã khổng lồ" viễn thông Huawei của Trung Quốc ra khỏi mạng lưới 5G của nước này. Thay vào đó, London chỉ cho phép tích hợp công nghệ của Huawei vào những phần không quan trọng trong mạng lưới này.

Bộ trưởng Bộ Viễn thông Indonesia Johnny G. Plate cũng cho biết nước này sẽ không loại bỏ Huawei ra khỏi mạng lưới 5G của mình mặc dù Australia, một thành viên của mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, đã cảnh báo rằng quyết định này có thể ảnh hưởng tới hoạt động chia sẻ thông tin tình báo giữa hai nước.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm