Quốc tế

Mỹ khôi phục trực thăng Sea Apache "quyết đấu" Ka-52K Nga?

Trực thăng vũ trang Sea Apache của Mỹ nhiều khả năng sẽ được phục hồi nhằm nâng cao sức mạnh cho Thủy quân lục chiến.

Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 với Việt Nam / Tên lửa Meteor trên tiêm kích NATO mạnh cỡ nào mà khiến Nga phải e ngại?

Trong Quân đội Mỹ, có sự phân công vai trò khá rõ ràng dành cho các dòng trực thăng vũ trang tấn công mặt đất, mục đích để tối ứu hóa việc biên chế cho từng lực lượng tác chiến riêng biệt.

Hiện tại Không quân Lục quân Mỹ tin dùng các phiên bản AH-64 Apache, chiếc máy bay lên thẳng nổi tiếng này đã trải qua nhiều trận chiến khốc liệt tại chiến trường Trung Đông và chứng tỏ sự đáng sợ của mình.

Tuy nhiên một quân chủng đặc biệt tinh nhuệ khác của Mỹ là Thủy quân lục chiến lại lựa chọn dòng trực thăng vũ trang hạng nhẹ AH-1 Cobra thay vì AH-64 Apache.

So sánh với AH-64 Apache thì rõ ràng AH-1 Cobra không được đánh giá cao bằng, khi thua kém ở cả tải trọng vũ khí mang theo, các thiết bị điện tử tối tân, tầm hoạt động cũng như khả năng tự bảo vệ...

Mặc dù "rắn hổ mang" đã được nâng cấp lên phiên bản AH-1W Super Cobra hay AH-1Z Viper thì khoảng cách giữa hai dòng máy bay lên thẳng tấn công nói trên vẫn là tương đối lớn.

Trong khi đó hiện nay các cường quốc quân sự như Nga hay Trung Quốc đều tiến hành đưa trực thăng tấn công biên chế cho không quân lên tàu đổ bộ để yểm trợ hỏa lực, tiêu biểu là các mẫu Ka-52K hay WZ-10, tạo ra sự thuận tiện và tăng cường đáng kể sức mạnh.

Thực chất trong quá khứ, Mỹ đã đưa ra ý tưởng chế tạo một biến thể trực thăng Apache dành cho hải quân với tên gọi Sea Apache, dựa trên việc sửa đổi từ phiên bản bố trí trên đất liền.

Thay đổi lớn nhất của Sea Apache so với AH-64 cơ bản đó là máy bay được bổ sung một nắp chụp phía trước mũi để tránh hiện tượng xâm thực, bởi môi trường nước biển ảnh hưởng tiêu cực tới các thiết bị điện tử vốn rất nhạy cảm.

Trong nắp chụp đó sẽ cài đặt radar kiểm soát hỏa lực AN/APG-65 có khả năng dẫn bắn cho cả tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon lẫn tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và cả loại AIM-9 Sidewinder.

Ngoài ra trực thăng Sea Apache còn có thêm thay đổi nữa đó là loại bỏ khẩu pháo tự động 30 mm ở dưới bụng, sửa đổi lại chi tiết càng - bánh đáp cũng như lắp đặt thiết bị phóng mồi bẫy nhằm tối ưu cho hoạt động trên biển.

Đáng tiếc là dự án đầy triển vọng nói trên của Quân đội Mỹ đã bị bỏ dở giữa chứng, lý do nằm ở việc các quan chức quốc phòng cao cấp của nước này nhận thấy mô hình trên chưa thực sự cần thiết trong thời điểm đó.

Nhưng trước tình hình mới, khi trực thăng hải quân cần trở nên đa dụng hơn, vừa phải đảm nhiệm vai trò cánh tay kéo dài của đài radar cảnh giới trên tàu, vừa phải có khả năng chống hạm, đối không lẫn yểm trợ hỏa lực mạnh thì rõ ràng AH-1Z Viper hay MH-60R Sea Hawk không đáp ứng nổi.

Trước tình hình trên, nhiều khả năng dự án Sea Apache sẽ sớm được khởi động trở lại, với tiềm lực khoa học kỹ thuât hùng hậu của Boeing thì chắc rằng họ sẽ không mất quá nhiều thời gian.

Nếu điều này xảy ra, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ có trong biên chế một dòng trực thăng vũ trang với khả năng tấn công tầm xa không thua kém Ka-52K Katran của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm