Quốc tế

Mỹ không buông tha cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga dự đoán "sốc"

Mỹ không buông tha Thổ Nhĩ Kỳ và người Nga tính tới kịch bản Ankara hạ bệ hệ thống phòng thủ tên lửa NATO, phá vỡ quan hệ đối tác với Mỹ.

Các mục tiêu Iran có thể trả đũa Mỹ / Lương 400.000 USD và những đặc quyền tài chính của tổng thống Mỹ

Mỹ quyết không buông tha

Căng thẳng trong hệ giữa hai đồng minh trong NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm 2019 đầy sóng gió.

Bất chấp mọi lời đe dọa của Washington, người Thổ vẫn tiếp nhận đơn hàng đầu tiên các trang thiết bị của hệ thống tên lửa S-400 từ Nga hồi tháng 7/2019. Để đáp trả, Mỹ quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chiến đấu cơ hiện đại F-35.

Trước khi bị loại, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khách hàng lớn nhất mua F-35 với kế hoạch mua 100 chiếc. Ngoài ra, Ankara còn tham gia chương trình sản xuất F-35 với tư cách là một trong 8 quốc gia đối tác từ năm 2002, sản xuất khoảng 900 bộ phận cho F-35.

Sau thương vụ S-400, các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ đã hối thúc Tổng thống Donald Trump áp đặt trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo "Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA), được thông qua hồi năm 2017. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã không thông qua việc trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin tức và hình ảnh Nga chuyển các bộ phận của S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải rầm rộ
Tin tức và hình ảnh Nga chuyển các bộ phận của S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải rầm rộ

Sau đó, việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực Đông Bắc Syria đã dẫn tới việc Tổng thống Trump phải ký ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn do Quốc hội Mỹ thông qua, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí một phần đối với Thổ Nhĩ Kỳ và áp dụng một số biện pháp chế tài đối với một số quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, Mỹ cũng tuyên bố tái áp đặt thuế 50% đối với thép của Thổ Nhĩ Kỳ và dừng ngay lập tức các cuộc đàm phán thương mại với Ankara. Các biện pháp trừng phạt chỉ được gỡ bỏ sau các cuộc đàm phán do Phó tổng thống Mike Pence dẫn đầu thực hiện.

Giới phân tích khu vực cho rằng Quốc hội Mỹ dường như vẫn chưa buông tha cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sau những nỗ lực của các thượng nghị sỹ Cộng hòa Bob Menendez và Ted Cruz để thông qua một nghị quyết nhưng bị chặn lại theo yêu cầu của Nhà Trắng, Thượng viện Mỹ mới đây cũng đã quyết định thông qua một nghị quyết, theo đó chính thức buộc tội thảm sát của Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Armenia.

My khong buong tha Tho Nhi Ky, Nga du doan soc
Mỹ càng "đau" khi Thổ Nhĩ Kỳ dùng F-16 do Mỹ sản xuất làm "bia" cho S-400

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ còn bỏ phiếu về các biện pháp trừng phạt đối với Ankara do hành động quân sự tại Syria cũng như việc mua S-400 của Nga.

Giới phân tích khu vực đánh giá, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận hệ thống S-400, vốn được thiết kế để bắn hạ các chiến đấu cơ của NATO, đánh dấu sự rạn vỡ lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Thổ trong hàng thập kỷ qua. Động thái này diễn ra vào đúng thời điểm Mỹ đang tỏ ra quan ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Nga.

Nhiều quan chức Mỹ cho rằng việc Nga bán hệ thống S-400 cho một đồng minh của Mỹ trong NATO là biển hiện mới nhất về những nỗ lực của Nga nhằm dần loại bỏ sức mạnh vượt trội của Mỹ.

Nga mừng ra mặt vì Thổ bị ép?

Phản ứng trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố Ankara có thể cấm quân đội Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik và Kureggik. Tuyên bố này được cho là đã buộc phía Mỹ phải xem xét lại vấn đề.

 

Ngày 23/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ bởi lo ngại một động thái như vậy sẽ dẫn đến hành động trả đũa của Ankara và sẽ gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Mỹ.

Ngày hôm sau (24/12), có tin cho biết Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với một số công ty Thổ Nhĩ Kỳ về việc xây dựng tại căn cứ không quân Incirlik ở tỉnh Adana.

My khong buong tha Tho Nhi Ky, Nga du doan soc
Một chiếc cường kích A-10 của Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik

Năm 1959, Mỹ-Thổ đã ký thỏa thuận mà theo đó Mỹ có quyền cất giữ và triển khai vũ khí hạt nhân tại căn cứ không quân Incirlik. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lượng phòng thủ của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và thỏa thuận rằng các phi công của không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được huấn luyện để sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công từ Liên Xô.

Căn cứ Incirlik được coi là yếu tố trung tâm của hệ thống phòng thủ, và căn cứ này là điểm nút quan trọng nhất trong kế hoạch của NATO bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp có xung đột.

Trong lịch sử, Mỹ từng định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì đã sử dụng vũ khí của Mỹ trong cuộc xâm chiếm đảo Cyprus vào tháng 7/2017 nhưng đã “bỏ qua” vì lo sợ động thái đó sẽ làm tổn hại mối quan hệ Mỹ-Thổ.

 

Căng thẳng Mỹ-Thổ năm 2019 có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ căng thẳng giữa hai nước leo thang do cuộc xâm chiếm đảo Cyprus. Việc ngần ngại áp dụng "Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA) đối với Thổ Nhĩ Kỳ được coi là sự "dễ dãi" của ông Trump đối với người đồng cấp Erdogan.

Cùng với căn cứ không quân Incirlik, tổ hợp radar của Mỹ ở Kureggik được coi là một yếu tố quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Giới phân tích đánh giá, việc mất quyền kiểm soát các căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược của Mỹ và NATO.

My khong buong tha Tho Nhi Ky, Nga du doan soc
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan (phải) cùng Tổng thống Nga V. Putin bên cạnh một chiếc Su-57 của Nga

Trong ngắn hạn, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell có thể sẽ trì hoãn việc thực thi một gói trừng phạt do Thượng viện phê chuẩn để Tổng thống Trump có thời gian suy nghĩ về các biện pháp trừng phạt CAATSA.

Tuy nhiên, với việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ gây áp lực đối với Tổng thống Trump để buộc ông phải đồng ý áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi đó, kịch bản Ankara thu hồi căn cứ Incirlik và Kureggik cần được tính tới. Đây sẽ là một bước đi mà không bên nào mong muốn. Giới phân tích cho rằng bóng đang nằm trong chân Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Giới phân tích Nga thì cho rằng, những kinh nghiệm lịch sử cho thấy Ankara có thể sẽ cố gắng giảm thiểu thiệt hại nhưng tình hình không phải lúc nào cũng “dự đoán được”.

Do đó, người Nga không loại trừ tình huống mâu thuẫn Mỹ-Thổ leo thang, Ankara sẽ "hạ bệ" hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO và phá vỡ quan hệ đối tác với Mỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm