Vì sao động cơ phản lực Nga phụt ra lửa xanh còn Mỹ lại là lửa đỏ?
Khi đốt sau, phần lớn các động cơ của tiêm kích Nga đều phụt ra lửa màu xanh trong khi đó ở chiều hướng ngược lại, động cơ phản lực Mỹ lại "rực cháy" với lửa vàng đỏ.
Tiêm kích Su-24 của Nga bổ nhào xuống, khu trục hạm Mỹ "khóc thét" / Loạt tiêm kích Nga tập tấn công tàu chiến Mỹ ở Biển Đen, Washington giận "sôi máu"
Nhiều người từng thắc mắc về việc phần lớn các động cơ phản lực của Nga khi đốt sau để cất cánh hoặc để tăng tốc thường có lửa màu xanh, trong khi các động cơ phản lực chiến đấu Mỹ lại có màu hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mới đây trên tờ Sputnik của Nga, chuyên gia Hàng không David Cenciotti đã giải thích hiện tượng này một cách khá đơn giản. Về cơ bản, là do công nghệ và cách chế tạo động cơ phản lực của hai quốc gia là không giống nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, các tiêm kích của Nga phụt ra lửa màu xanh là do toàn bộ nhiên liệu đều đã bị đốt sạch trong buồng. Quầng lửa màu xanh là hậu quả của việc các phân tử trong không khí bị ion hóa ở nhiệt độ cao kết hợp với chất thải nhiên liệu sau khi đốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong một vài trường hợp, tiêm kích của Nga khi có tuổi đời cao, hệ thống đốt làm việc không hiệu quả vẫn sẽ phụt ra lửa đỏ hoặc vàng vì khi đó hệ thống đốt không đốt sạch được nhiên liệu phun vào động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất nhiên, lời giải thích nêu trên nghe có vẻ... khoa học hơn nhiều so với việc nhiều phi công Nga thường đùa rằng họ đốt... rượu vodka trong buồng động cơ để tạo ra quầng lửa xanh cực kỳ bắt mắt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với các chiến đấu cơ Mỹ, công nghệ sản xuất động cơ của họ không cho phép đốt sạch hoàn toàn nhiên liệu trong buồng đốt khi đốt sau, điều này dẫn đến việc quầng lửa phát ra có màu đỏ vàng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản đây chính là màu của lửa khi đang cháy. Quầng lửa này phát ra do nhiên liệu thừa trộn lẫn với không khí bị thổi ra ngoài sau khi máy bay đốt trong. Có thể coi đây là hành động "phụt lửa" theo đúng nghĩa đen. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, động cơ của chiến đấu cơ Mỹ dù không đốt sạch được nhiên liệu nhưng vẫn có hiệu suất hoạt động tốt ngang ngửa hoặc thậm chí là hơn so với động cơ của phản lực Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng không loại trừ khả năng, loại xăng dành cho phản lực của Mỹ có công thức cấu tạo khác đôi chút so với xăng của động cơ phản lực Nga dẫn đến việc động cơ Mỹ dù rất khỏe và ngồn xăng nhưng không thể đốt sạch được nhiên liệu trong buồng đốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí tới cả những tiêm kích hiện đại như F-22 Raptor của Mỹ cũng "bùng cháu" ở hai động cơ khi nó đốt sau để lấy độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo