Quốc tế

Mỹ không dư thừa “lá chắn thép” Patriot để chuyển cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay, các hệ thống Patriot của Mỹ đều đã được triển khai trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Trung Đông, để bảo vệ quân đội Mỹ.

Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp / Nghị sĩ Ukraine xác nhận rút xe tăng Abrams của Mỹ khỏi chiến trường bởi UAV Nga

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên lạc phòng thủ Ukraine ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu “ít nhất” 7 khẩu đội Patriot từ các nước phương Tây. Tuy nhiên nhiều nước cho hay họ không có tổ hợp Patriot dự phòng.

my khong du thua la chan thep patriot de chuyen cho ukraine hinh anh 1

Hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: USASAC

Phát biểu với MSNBC, ông Sullivan cho biết: “Các hệ thống Patriot của Mỹ hiện đang được triển khai trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Trung Đông, để bảo vệ quân đội Mỹ. Nếu có thể giải phóng thêm các khẩu đội Patriot của mình, chúng tôi sẽ gửi chúng đi. Mặt khác, Mỹ đang làm rất nhiều trong việc cung cấp tên lửa các khẩu đội đó”.

Ông Sullivan nhấn mạnh thêm, chính phủ Mỹ đang làm việc liên tục để thúc đẩy EU, NATO và các đối tác khác chia sẻ khả năng phòng không với Ukraine.

Lầu Năm Góc đã cam kết bổ sung thêm đạn dược cho hệ thống Patriot như một phần của gói hỗ trợ “lịch sử” trị giá 6 tỷ USD được công bố ngày 26/4. Tuy nhiên, các tên lửa đánh chặn có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới đến được Ukraine vì chúng không nằm trong kho dự trữ hiện có của Bộ Quốc phòng Mỹ. Thông báo viện trợ chỉ “thể hiện sự khởi đầu của quá trình ký hợp đồng” với các công ty công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Một khẩu đội MIM-104 Patriot do tập đoàn vũ khí Raytheon của Mỹ sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD và bao gồm nhiều bộ phận gắn trên xe tải, radar, ăng-ten, thiết bị điều khiển tương tác và các phương tiện hỗ trợ khác, cùng 8 bệ phóng với tên lửa đánh chặn.

Mỹ đã sản xuất hơn 1.100 bệ phóng Patriot trong nhiều năm và ước tính có hàng trăm hệ thống đang hoạt động cũng như được cất giữ trong kho. Tuy nhiên, Washington mới chỉ gửi một hệ thống duy nhất tới Ukraine. Đức đã gửi 2 hệ thống Patriot cho Ukraine, trong khi Hà Lan gửi 2 bệ phóng.

“Trong khi chờ đợi, chúng tôi sẽ hợp tác với các nước châu Âu và đối tác ở những nơi khác trên thế giới để yêu cầu họ hỗ trợ khả năng phòng không cho Ukraine”, ông Sullivan nói thêm.

 

Ngoài Đức và Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania cũng nằm trong số các quốc gia châu Âu vận hành hệ thống Patriot. Trong khi Berlin gần đây cam kết sẽ cung cấp thêm một khẩu đội Patriot nữa cho Ukraine, thì Warsaw hồi đầu tuần lại cho biết họ không có hệ thống Patriot dự phòng nào.

Tây Ban Nha nói rằng họ sẽ chỉ cung cấp tên lửa phòng không cho Kiev chứ không cung cấp các hệ thống thực tế.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng tuyên bố sẽ không gửi hệ thống Patriot cho Ukraine nếu điều đó “có thể gây nguy hiểm đến khả năng răn đe hoặc phòng không của nước này”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm