Mỹ làm cách nào để có được hàng chục tiêm kích Su-27, MiG-29 với giá rẻ như cho?
Vì sao Su-35 được mệnh danh là "vua tác chiến trên không"? / Lý do tàu sân bay Mỹ chưa tiến vào Vịnh Ba Tư đối đầu Iran
Sự kiện nổi tiếng nhất diễn ra trong năm 2009, thông qua một công ty tư nhân có tên gọi Pride Aircraft, Không quân Mỹ đã mua được 2 tiêm kích Su-27UB từ Ukraine với giá rẻ giật mình.
Cụ thể, Pride Aircraft đã nhận từ Ukraine 2 chiếc tiêm kích Su-27UB mang số hiệu 31 và 32. Sau khi trải qua quá trình đại tu lớn, tình trạng của chúng gần như quay lại mốc "zero-time" (vừa rời khỏi dây chuyền lắp ráp).
Do được đăng ký như một máy bay dân sự phục vụ mục đích "nghiên cứu kỹ thuật hàng không" mà toàn bộ hệ thống vũ khí, radar, thiết bị trinh sát quang học... đều bị gỡ bỏ.
Tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27UB của Mỹ
Ước tính Su-27 đã bị bán với giá chỉ 5 triệu USD/chiếc, rẻ đến mức khó tin. Hai chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không này sau đó nhận giấy đăng ký phi cơ dân dụng mang số N131SU và N132SU.
Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận ra mục đích thực sự của thương vụ mua sắm vũ khí này, đó chính là phục vụ công tác huấn luyện phi công của Không quân Mỹ.
Bởi vì ngay sau khi tiếp nhận 2 chiếc tiêm kích Su-27 trên, công ty Pride Aircraft đã tuyên bố phá sản, đồng thời bán lại 2 chiến đấu cơ này cho một khách hàng giấu tên.
Nhờ mua được 2 tiêm kích Su-27 từ Ukraine, các phi công Mỹ sẽ có một đối tượng tập huấn sát thực tế hơn, đồng thời họ cũng dễ dàng xác định ưu nhược điểm của dòng máy bay này một cách chính xác nhất để đưa ra phương án đối phó thích hợp.
Trong biên chế Không lực Hoa Kỳ, Su-27 đã được lắp đặt thiết bị dẫn đường cùng phần mềm điều khiển mới theo chuẩn phương Tây, đi kèm với toàn bộ thiết bị điện tử hàng không do Mỹ sản xuất. Tuy vậy các thành phần cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Mặc dù vậy, bảng điều khiển của những chiếc tiêm kích Su-27UB này đã được thay đổi toàn bộ các ký tự chữ cái từ hệ Kirin tiếng Nga sang hệ Latin
Được biết trước đó vào năm 1995 Mỹ cũng tìm cách mua lại được 2 tiêm kích Su-27 từ Không quân Belarus, tuy nhiên tình trạng kỹ thuật của chúng không tốt bằng Su-27 của Ukraine.
Tiêm kích MiG-29S của Không quân Moldova
Một thương vụ khác cũng rất đáng chú ý đó là Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI cho biết, trong năm 1997, Moldova đã bán cho Mỹ 21 tiêm kích MiG-29 Fulcrum (bao gồm 2 phiên bản MiG-29S và MiG-29UB),
Giá trị hợp đồng ước tính vào khoảng 40 triệu USD, như vậy tính bình quân mỗi chiếc MiG-29 chỉ có giá chưa tới 2 triệu USD, đây là một mức giá rẻ đến mức không thể tin nổi.
Phía Mỹ thông báo, mục đích chính của thương vụ trên là nhằm ngăn cản nguy cơ số vũ khí này được bán cho những quốc gia thù địch với họ ví dụ như Iran.
Bên cạnh đó, những chiếc MiG-29 này còn rất hữu ích khi được triển khai cho hoạt động huấn luyện đối kháng nhằm nâng cao kỹ năng không chiến quần vòng cho các phi công thuộc Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Dữ liệu thu thập được sẽ rất hữu ích đối với các cuộc xung đột có thể nổ ra trong tương lai và còn ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế cũng như quá trình thử nghiệm những hệ thống vũ khí mới.
Hiện tại không rõ còn bao nhiêu chiếc MiG-29 thuộc lô hàng này còn hoạt động, nhưng nhiều máy bay đã được chuyển giao cho các bảo tàng tại Nellis AFB, Nevada; NAS Fallon, Nevada; Goodfellow AFB, Texas; và Wright-Patterson AFB, Ohio để trưng bày phục vụ khách tham quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo