Tiết lộ chấn động: Trung Quốc suýt có được cả phi đội oanh tạc cơ Tu-160 của Ukraine
Lộ vũ khí chiến hạm mạnh nhất Philippines: ĐNÁ phải thèm thuồng? / Đồ sộ tàu bay sân Italia đóng riêng cho chiến đấu cơ F-35
Sau khi Liên Xô tan rã, thời điểm năm 1992, Không quân Ukraine là lực lượng có quy mô lớn nhất châu Âu với 2.800 máy bay các loại, chỉ đứng sau Mỹ, Nga và Trung Quốc với hơn 10 Sư đoàn, 49 Trung đoàn và 11 đơn vị độc lập.
Ngoài các loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-29, Su-27, cường kích Su-24, Su-25 thì đáng chú ý nhất chính là hàng chục máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95 và Tu-22M.
Tuy nhiên ngân sách quốc phòng của Ukraine cũng như tình hình kinh tế không cho phép duy trì một lực lượng lớn đến vậy, rất nhiều máy bay sau đó đã không thể hoạt động và được đưa vào trình trạng niêm cất bảo quản.
Nước Nga khi đó cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, họ chẳng thể nào cho "hồi hương" số máy bay ném bom chiến lược trên mặc dù rất mong muốn.
Phi đội máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 của Không quân Ukraine
Trong tình thế đó đã xuất hiện một diễn biến cực kỳ nguy hiểm đó là Trung Quốc đã tỏ ý muốn mua lại cả phi đội máy bay ném bom chiến lược của Ukraine.Báo chí Trung Quốc xác nhận rằng Bắc Kinh khi đó rất quan tâm đến máy bay ném bom chiến lược Tu-160, họ đã cử cả một phái đoàn tới Kiev để đàm phán việc chuyển giao.
Sự quan tâm này là dễ hiểu vì nếu tấn công Mỹ, thì Trung Quốc cần có loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và hiệu suất rất cao như Tu-160 để thay thế loại H-6 sao chép từ Tu-16 đã rất lạc hậu.
Để tới khu vực phóng tên lửa, máy bay ném bom Trung Quốc phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không được Mỹ bố trí tại vùng biển này.
Ngoài ra Tu-160 còn có thể cải tạo trở thành máy bay ném bom của hải quân khi mang được các loại tên lửa hành trình chống hạm hiện đại như cách mà Mỹ đang làm với chiếc B-1B khi cho nó phóng thử tên lửa LRASM.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 của Không quân Ukraine bị tháo dỡ
Thế nhưng rất may cho nhiều quốc gia đó là dự định trên của Trung Quốc đã bị "phá đám" vào giờ chót khi công việc đàm phán được đánh giá là có nhiều tiến triển rất thuận lợi.
Hoa Kỳ trước nguy cơ Nga và Trung Quốc có thể sở hữu vũ khí nguy hiểm này đã cấp kinh phí để Ukraine phá hủy chúng, đi kèm với một vài điều kiện kinh tế được đánh giá là khá hấp dẫn.
Để làm đẹp lòng Mỹ, chính quyền Ukraine đã quyết định sẽ phá hủy phần lớn số Tu-160 và cả Tu-95MS lẫn Tu-22M, chỉ có 8 chiếc Tu-160 quay lại Nga dưới dạng trao đổi hợp đồng cung cấp khí đốt.
Như vậy mặc dù hành động phá hủy số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược của Ukraine đã khiến nhiều người yêu nước Nga cảm thấy tức giận, nhưng ít nhất nó cũng không làm cho Trung Quốc có được vũ khí lợi hại trên.
Đây là một trong những bí mật lớn nhất ẩn giấu đằng sau việc Ukraine phá hủy tiềm lực không quân của mình, nếu có được Tu-160 từ thập niên 1990 thì chắc chắn hiện nay Trung Quốc đã tự chế tạo được một phiên bản sao chép của nó và trở nên nguy hiểm gấp bội phần với các nước khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump