Quốc tế

Mỹ lĩnh đòn đau sau vụ Iran bắn hạ MQ-4C

Việc Ấn Độ cân nhắc hủy thương vụ 6 tỷ USD mua UAV với Mỹ được coi là đòn đau đầu tiên sau khi chiếc MQ-4C Triton bị Iran bắn hạ.

Úc từ chối cho Mỹ triển khai tên lửa / Tại sao Nga thay thế máy bay vận tải ngang ngửa C-130 Mỹ?

Ban đầu New Delhi dự định trang bị cho không quân, hải quân và lực lượng bộ binh 30 UAV hiện đại của Mỹ. Trong đó không quân và bộ binh được cấp 20 UAV tấn công Predator-B. Hải quân sẽ được trang bị 10 UAV trinh sát đường dài, tương tự mẫu MQ-4C Triton.
Nhưng sau vụ Iran bắn hạ MQ-4C Triton tại Eo biển Hormuz, Ấn Độ đã chỉ ra rằng, chiếc UAV này chỉ có thể hoạt động tại các khu vực mà đối thủ có năng lực phòng không hạn chế. Với các điểm nóng mà Ấn Độ có liên quan, khả năng sống sót của những máy bay này khá giới hạn.
UAV MQ-4C Triton của Mỹ.

UAV MQ-4C Triton của Mỹ.

Dù Chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng theo Hindustan Times, nhiều khả năng kế hoạch mua sắm UAV Mỹ với hàng chục triệu USD của Ấn Độ sẽ bị ngừng lại và chuyển sang mua sắm sản phẩm khác hiệu quả và an toàn hơn.
Trong khi UAV Mỹ bị ấn Độ cân nhắc ngừng mua thì nhiều khả năng cơ hội lại được trao sang tay Pháp: "Một chiếc UAV gắn đầy đủ thiết bị sẽ đắt rất nhiều hơn máy bay chiến đấu đa năng Rafael. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ ưu tiên mua thêm Rafela", Không quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết.
Nếu Ấn Độ thực sự ngừng mua UAV của Mỹ, điều này có thể tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tới các đồng minh ở Trung Đông và nhiều nước khác trong tương lai bởi những UAV đắt tiền, được trang bị nhiều công nghệ tối tân như Mỹ quảng bá vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có mức giá tương đối rẻ.
Australia hồi năm 2018 ký hợp đồng 5,1 tỷ USD để mua 6 chiếc MQ-4C cùng hệ thống đi kèm, trong khi Đức cũng tỏ ý muốn sở hữu dòng UAV này vào năm 2025. Hải quân Ấn Độ đang xem xét khả năng mua MQ-4C để phối hợp cùng phi đội P-8I trong biên chế nước này.
Không những vậy, vụ Iran bắn hạ MQ-4C còn tạo ra lỗ hổng lớn trong khả năng trinh sát của Mỹ, nhất là khi nước này chỉ sở hữu 4 nguyên mẫu RQ-4N và hai chiếc MQ-4C Triton. Đặc biệt, Lực lượng máy bay trinh sát của Washington cũng bị lộ điểm yếu nguy hiểm sau sự cố, đó là khả năng xâm nhập không phận của những đối thủ sở hữu lưới phòng không hiện đại, nhiều tầng lớp.
Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu hàng trăm máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, từ các mẫu có người lái như phi cơ do thám U-2, máy bay tình báo điện tử RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, máy bay tuần thám P-8 Poseidon, cho tới các loại UAV như RQ-4, MQ-9 hay MQ-4 của hải quân.
Tuy nhiên, tất cả chúng đều được xếp vào diện không có khả năng thâm nhập, nghĩa là chúng rất dễ tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại. Chúng đều không có khả năng tàng hình, tốc độ bay tương đối thấp và không có khả năng cơ động như tiêm kích.
Trinh sát cơ Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ đối phương để bảo đảm an toàn, hoặc mạo hiểm tiếp cận không phận và đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ. Vụ MQ-4C bị Iran bắn hạ là ví dụ dễ hình dung nhất cho trường hợp mạo hiểm tiếp cận không phận đối phương của UAV Mỹ sẽ gặp nguy hiểm thế nào.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm