Quốc tế

Tại sao Nga thay thế máy bay vận tải ngang ngửa C-130 Mỹ?

DNVN - Các công ty quốc phòng Iluyshin hay Tupolev đang khẩn trương phác thảo thiết kế máy bay vận tải quân sự mới đáp ứng yêu cầu thay thế hoàn toàn dòng máy bay An-12 trong Không quân Nga.

Hồ sơ Interpol: Thú nhận gây sốc của trùm tài phiệt Nga / Kỳ quái xe chiến đấu bộ binh mới của Mỹ: Thân nhỏ, súng to

RIA News dẫn lời Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tupolev cho hay, hãng này có kế hoạch phát triển máy bay vận tải quân sự hạng trung nhằm thay thế dòng máy bay An-12 lỗi thời. Các yêu cầu về chiến thuật - kỹ thuật đối với dòng máy bay đầy hứa hẹn đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt vào tháng 11/2018. Nguồn ảnh: Wikipedia

RIA News dẫn lời Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tupolev cho hay, hãng này có kế hoạch phát triển máy bay vận tải quân sự hạng trung nhằm thay thế dòng máy bay An-12 lỗi thời. Các yêu cầu về chiến thuật - kỹ thuật đối với dòng máy bay đầy hứa hẹn đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt vào tháng 11/2018. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài Tupolev, hiện Tổ hợp hàng không Iluyshin cũng đang chạy đua với dự án tiềm năng này bằng chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự hạng trung mang mã hiệu Il-276. Nguồn ảnh: Airliners.net

Ngoài Tupolev, hiện Tổ hợp hàng không Iluyshin cũng đang chạy đua với dự án tiềm năng này bằng chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự hạng trung mang mã hiệu Il-276. Nguồn ảnh: Airliners.net

Việc quyết định thay thế dòng máy bay Antonov An-12 quả thực là quyết định đáng tiếc của Bộ Quốc phòng Nga. An-12 được xem là chiếc vận tải cơ duy nhất của không quân Nga được đánh giá tương đương với dòng máy bay vận tải huyền thoại C-130 danh tiếng của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net

Việc quyết định thay thế dòng máy bay Antonov An-12 quả thực là quyết định đáng tiếc của Bộ Quốc phòng Nga. An-12 được xem là chiếc vận tải cơ duy nhất của không quân Nga được đánh giá tương đương với dòng máy bay vận tải huyền thoại C-130 danh tiếng của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net

 Tuy nhiên, Nga hiện không còn cách nào khác để duy trì dòng máy bay này do An-12 cũng đã gần hết niên hạn sử dụng. Dây chuyền sản xuất An-12 được khởi động từ năm 1957 và chính thức kết thúc năm 1973 với số lượng 1.248 chiếc. Từ đó tới nay, không một chiếc An-12 nào được ra lò ở Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, Nga hiện không còn cách nào khác để duy trì dòng máy bay này do An-12 cũng đã gần hết niên hạn sử dụng. Dây chuyền sản xuất An-12 được khởi động từ năm 1957 và chính thức kết thúc năm 1973 với số lượng 1.248 chiếc. Từ đó tới nay, không một chiếc An-12 nào được ra lò ở Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chính vì thế, An-12 dù muốn dù không bắt buộc phải về hưu khi chúng đang dần hết hạn và không còn an toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chính vì thế, An-12 dù muốn dù không bắt buộc phải về hưu khi chúng đang dần hết hạn và không còn an toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay vận tải quân sự hạng trung An-12 dài 33,1m, cao 10,53m, sải cánh 38m, trọng lượng rỗng 28 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chở hàng và chở binh sĩ nhảy dù, ngoài ra còn có các phiên bản thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt. Trong ảnh là khoang hàng của An-12. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay vận tải quân sự hạng trung An-12 dài 33,1m, cao 10,53m, sải cánh 38m, trọng lượng rỗng 28 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chở hàng và chở binh sĩ nhảy dù, ngoài ra còn có các phiên bản thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt. Trong ảnh là khoang hàng của An-12. Nguồn ảnh: Wikipedia

 

Tải trọng của An-12 khoảng 20 tấn - thua kém hẳn so với C-130 (30 tấn). Dẫu vậy, thế cũng là đủ để An-12 đáp ứng nhiều “kiện hàng nặng” ví như xe thiết giáp, xe tải hoặc 60 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tải trọng của An-12 khoảng 20 tấn - thua kém hẳn so với C-130 (30 tấn). Dẫu vậy, thế cũng là đủ để An-12 đáp ứng nhiều “kiện hàng nặng” ví như xe thiết giáp, xe tải hoặc 60 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Wikipedia

Phi hành đoàn của An-12 bao gồm 5 người: hai phi công; một thợ máy; một hoa tiêu và một điện đài. Nguồn ảnh: Wikipedia

Phi hành đoàn của An-12 bao gồm 5 người: hai phi công; một thợ máy; một hoa tiêu và một điện đài. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay được trang bị 4 động cơ AI-20L/M 4.000ehp cho phép An-12 đạt tốc độ tối đa 777km/h, tốc độ trung bình 670km/h, tầm bay với tải trọng tối đa 3.600km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Máy bay được trang bị 4 động cơ AI-20L/M 4.000ehp cho phép An-12 đạt tốc độ tối đa 777km/h, tốc độ trung bình 670km/h, tầm bay với tải trọng tối đa 3.600km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Để tự vệ khi cần, An-12 trang bị tháp pháo 23mm nòng kép ở đuôi với một hạ sĩ quan vận hành. Tuy nhiên, hiện nay loại này chỉ mang tính chất trang trí vì nó không có hiệu quả với các máy bay tiêm kích vốn trang bị vũ khí đánh chặn có tầm phóng tới hàng chục km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Để tự vệ khi cần, An-12 trang bị tháp pháo 23mm nòng kép ở đuôi với một hạ sĩ quan vận hành. Tuy nhiên, hiện nay loại này chỉ mang tính chất trang trí vì nó không có hiệu quả với các máy bay tiêm kích vốn trang bị vũ khí đánh chặn có tầm phóng tới hàng chục km. Nguồn ảnh: Wikipedia


Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm