Quốc tế

Mỹ phát triển tên lửa tầm trung vi phạm Hiệp ước INF

Mỹ đang nỗ lực phát triển các tên lửa tầm trung vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

'Vũ khí siêu thanh Nga khiến Mỹ và châu Âu hoảng sợ' / Mỹ đưa "Chim báo bão" tới Trung Đông đối phó với Iran?

Quân đội Mỹ đang nỗ lực phát triển một tên lửa tầm trung có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển bằng hệ thống tên lửa chiến thuật của lực lượng mặt đất Mỹ (ATACMS).

My phat trien ten lua tam trung vi pham Hiep uoc INF
Mỹ phát triển tên lửa tầm trung vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước INF.

ATACMS là hệ thống cải tiến của hệ thống phóng loạt MLRS M270 và HIMARS đang được sử dụng trong quân đội Mỹ. Bản chất của lần cải tiến này là trang bị cho MLRS một loạitên lửadẫn đường mới có tầm bắn cao và đầu đạn tương đối nặng.

Trước đó, dự án tạo ra hệ thống ATACMS đã phải dừng lại do các vấn đề kỹ thuật phát sinh, nhưng trong ngân sách quân sự năm 2021 Lầu Năm Góc đã yêu cầu 62,5 triệu USD để thực hiện lại dự án này.

Lực lượng mặt đất của Mỹ đã không tiết lộ thực chất của những vấn đề này với lý do là dự án bí mật. Sau khi dừng dự án ATACMS, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về các vũ khí chiến lược để trấn áp kẻ thù và kết quả đã nhấn mạnh rằng, họ cần một tên lửa tầm trung với tầm bắn từ 500 đến 2.000 km.

Tướng John Rafferty, người phụ trách hiện đại hóa hệ thống hỏa lực tầm xa cho biết rằng, những hệ thống mới sẽ thay đổi mọi hoạt động quân sự ở châu Âu và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có thể thực hiện dự án tạo ra tên lửa tầm trung Precision Strike Missike (PrSM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 499 km và tên lửa siêu thanh đối đất thuộc dự án LRPF.

 

Trong ngân sách quốc phòng cho năm 2021, quốc hội Mỹ đã đồng ý tài trợ dự án phát triển tên lửa tầm trung trị giá 88,1 triệu USD. Lưu ý rằng, ban đầu dự án này không được đưa vào ngân sách trong năm 2021.

Công ty Lockheed Martin đã giành được hợp đồng phát triển các loại tên lửa tầm trung này. Họ có ý định sẽ sử dụng tên lửa SM-6 và Tomahawk do Raytheon chế tạo để tạo ra nguyên mẫu tên lửa tầm trung đầy hứa hẹn. Hệ thống mới sẽ bao gồm bệ phóng, tên lửa dẫn đường và một đài chỉ huy.

Cũng giống như hệ thống ATACMS, tên lửa PrSM cũng được phóng từ các bệ phóng tiêu chuẩn như hệ thống tên lửa MLRS M270A1 và HIMARS của Mỹ. Mỗi bệ phóng MLRS M270A1 có khả năng mang bốn tên lửa PrSM (thay vì hai như ở hệ thống ATACMS) và bệ phóngHIMARS mang hai tên lửa PrSM (thay vì một như ở hệ thống ATACMS).

Các chuyên gia tin rằng, việc Mỹ đã bắt đầu phát triển các tên lửa tầm trung liên quan đến nước này rút khỏi hiệp ước INF. Hiện tại hai hệ thống này đều có tầm bắn theo tuyên bố khoảng 500 km nhưng thực tế các tên lửa của các hệ thống này có tầm bắn lớn hơn nhiều.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm