Mỹ quan ngại kho vũ khí chiến thuật của Nga
Nga có khả năng sản xuất tên lửa tầm trung trong 6 tháng / Israel thử nghiệm hệ thống vũ khí laser tân tiến
“Những vũ khí mới mà Nga công bố như ngư lôi hạt nhân hay tên lửa hành trình hạt nhân không mang đến thêm lợi thế chiến lược nào. Điều khiến Mỹ nghĩ đến khi xem xét lại chiến lược hạt nhân không phải là những hệ thống vũ khí mới là kho vũ khí phi chiến lược mà Nga đang sở hữu. Nó không chỉ là số lượng mà còn là chủng loại”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
Theo quan chức này, ví dụ, ngư lôi hạt nhân mới của Nga có khả năng gây nhiễm xạ các mục tiêu ven biển nhưng nó không tạo ra thêm bất kì khả năng nào mới do Nga hoàn toàn có thể làm việc này bằng những tên lửa hành trình phóng từ biển, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hay tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Lầu Năm Góc cảm thay lo lắng hơn bởi Nga đang sở hữu 2000 vũ khí hạt nhân chiến thuật có khả năng triển khai từ trên bộ, trên biển và trên không. Những vũ khí này có thể sử dụng đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân khi cần thiết.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) Charles Richard đã dự đoán rằng, Nga chuẩn bị xây dựng mạnh kho vũ khí hạt nhân của nước này trong các năm tới và muốn che dấu sự minh bạch của khả năng quân sự.
Vào năm 2019, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, thỏa thuận đã giúp 2 nước loại bỏ hàng nghìn tên lửa tầm trung trong nhiều năm qua.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) đang là thỏa thuận kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đang lưỡng lự trong việc tiếp tục khi nó hết hạn vào năm 2021 với lý do nó không bao gồm Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo