Quốc tế

Mỹ quyết làm tên lửa tái sử dụng

Mỹ đã có 2 loại tên lửa có thể tái sử dụng tầng 1 là tên lửa hạng trung Neutron của Rocket Lab và tên lửa hạng nặng Falcon của SpaceX.

NATO triển khai 54 tên lửa chiến thuật cách Crimea 230 km / MiG-31 của Nga sẽ trở thành "thợ săn" tên lửa đạn đạo

Công ty Rocket Lab của Mỹ đang xúc tiến chế tạo tên lửa đẩy hạng trung Neutron có thể tái sử dụng để phóng khối trọng tải khoảng 8 tấn lên quỹ đạo thấp gần Trái đất, như thông báo của công ty Mỹ.

Được biết, Neutron là tên lửa đẩy hạng trung hai tầng có chiều dài 30 mét, đường kính phần mũi là 4,5 mét. Theo tuyên bố của Rocket Lab, đối thủ cạnh tranh tiềm năng của “Soyuz-2.1b” sẽ có thể đưa lên Mặt trăng 2 tấn hàng, đưa lên Sao Kim và Sao Hỏa khoảng 1,5 tấn.

Dự kiến thực hiện công nghệ tái sử dụng trong Neutron bằng phương thức cho hạ cánh tầng thứ nhất của nó trên nền tảng ở đại dương, giống như các tên lửa Falcon của Tập đoàn SpaceX.

Các cuộc phóng Neutron được thực hiện từ sân bay vũ trụ Wallops (bang Virginia). Lần xuất phát đầu tiên của Neutron dự định tiến hành vào năm 2024, tới mốc đó cả sàn phóng tương ứng tại sân bay vũ trụ cũng phải sẵn sàng. Hiện tại Rocket Lab đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất hàng loạt tên lửa Neutron.

Tháng 11 năm 2020, Rocket Lab của Mỹ là công ty thứ hai trên thế giới sau công ty SpaceX của Mỹ đã thành công bảo tồn được tầng thứ nhất của tên lửa sau lần phóng đầu tiên.

Myquyet lamten lua tai su dung
Mỹ có 2 dòng tên lửa có thể tái sử dụng tầng 1

Rocket Lab hiện có tên lửa siêu nhẹ dùng một lần Electron, có khả năng đưa lên quỹ đạo thấp gần Trái đất tới 225 kg trọng tải có ích.

Tên lửa đẩy được tạo ra bằng vật liệu siêu bền composite và công nghệ in 3D, cho phép sản xuất và vận hành nhanh chóng. Công ty Rocket Lab có kế hoạch tiến hành tới 50 vụ phóng tên lửa mỗi năm, chi phí mỗi vụ phóng tên lửa không vượt quá 6,6 triệu USD.

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, Mỹ đã phải chi hàng chục tỷ USD nhập khẩu hàng trăm động cơ RD-180 và RD-181 của công ty NPO Energomash - Nga để lắp trên các tầng 1 tên lửa đẩy Antares (RD-181) của Tập đoàn Orbital Sciences Corporation - OSC và tên lửa Atlas-5 (RD-180) của United Launch Alliance - ULA. Đây đều là các tên lửa dùng một lần (không thể tái sử dụng).

Mặc dù Hoa Kỳ đã chi hàng tỷ USD cho các chương trình phát triển động cơ và tên lửa thay thế nhưng hồi năm 2018, các quan chức ngành hàng không vũ trụ và cả Quốc hội Mỹ từng thừa nhận nước này khó có thể “thoát Nga” về động cơ tên lửa trong vòng 10 năm nữa. Tuy nhiên, dường như Mỹ vẫn đang đi đúng hướng và có thêm nhiều tiến bộ.

Với thành công của Rocket Lab với tên lửa Neutron, Mỹ đã có tới 2 loại tên lửa có thể tái sử dụng, trong khi Nga mới đang bắt đầu phát triển. Sự thành công của 2 dự án này cũng làm Mỹ dấy lên hy vọng có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về tên lửa đẩy và động cơ tên lửa đẩy.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm