Mỹ sở hữu vũ khí uy lực như "búa Thần sấm Thor": Chỉ một đòn là bầy đàn UAV rơi rụng
Anh cam kết gửi thêm vũ khí cho Ukraine và sẽ công kích mọi trụ cột của kinh tế Nga / Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?
Sự gia tăng của các máy bay không người lái (UAV) quân sự và thậm chí dân sự trên chiến trường đã tạo ra một vấn đề lớn cho các lực lượng không quân trên toàn thế giới.
Vào tháng 1 năm 2018, không quân Nga đã chặn đứng đợt tấn công của một loạt máy bay không người lái thô sơ được mua từ chợ đen của phiến quân tại Syria hay gần đây nhất vào năm 2020, Azerbaijan đã sử dụng UAV cảm tử có gắn bom để loại bỏ các phương tiện bọc thép cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa của Armenia.
Thử nghiệm UAV kiểu bầy đàn của Tập đoàn quốc doanh Công nghệ điện tử Trung Quốc.
Cuộc tấn công này là một lời cảnh tỉnh cho các lực lượng quân đội trên toàn thế giới, nhưng các công nghệ chống UAV hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn khi mối đe dọa nhanh chóng phát triển.
Các hệ thống phòng không truyền thống - như hệ thống tên lửa Stinger - rất hiệu quả, nhưng với giá 120.000 USD một lần bắn, quá tốn kém để bắn hạ một UAV có giá chỉ khoảng vài trăm USD.
Hệ thống vũ khí laser cũng là phương pháp hữu hiệu để chống UAV, tuy vậy tia laser chỉ có thể hạ mỗi lần một mục tiêu nên vẫn khó khăn khi đối đầu với một bầy UAV.
Nhằm bảo vệ các căn cứ không quân ở nước ngoài khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đã ký một hợp đồng quốc phòng trị giá 26 triệu USD với Công ty quốc phòng Leidos Inc có trụ sở tại Virginia nhằm tạo ra loại vũ khí điện tử chống lại UAV.
Theo thông báo, tên gọi của vũ khí mới này là Mjolnir - tên chiếc búa của Thần sấm Thor trong truyện thần thoại Bắc Âu. Trước đó, công ty Leidos Inc đã tham gia và phát triển thành công hệ thống Phản ứng hoạt động năng lượng cao chiến thuật (THOR) để chống lại UAV.
Hệ thống THOR đang thử nghiệm của quân đội Mỹ.
THOR sử dụng chùm vi sóng năng lượng cao để vô hiệu hóa ngay lập tức các UAV. Không quân Mỹ đã gửi nguyên mẫu THOR đến châu Phi vào năm 2020 để thử nghiệm hoạt động. Hệ thống này gồm một chiếc đĩa lớn đặt trên một thùng container dài khoảng 6 m, được vận chuyển dễ dàng bằng máy bay vận tải C-130 với chỉ 2 người điều khiển và 3 giờ để lắp đặt.
Bức xạ vi sóng của THOR phát theo một vòng cung rộng, cho phép hệ thống có khả năng đối phó với UAV bầy đàn và các cuộc tấn công hàng loạt khác tốt hơn. Theo video của Lực lượng Không quân Mỹ, nguyên mẫu THOR khi được thử nghiệm tại Châu Phi đã bắn rơi "hàng trăm" máy bay không người lái.
Tầm hoạt động của THOR chưa được tiết lộ nhưng giới nghiên cứu ước tính vũ khí năng lượng trực tiếp chống UAV này có tầm bắn khoảng 1 km.
Hệ thống THOR đã giúp Mỹ chống chọi tốt với UAV.
Theo hợp đồng mới, AFRL nói rằng hệ thống Mjolnir sẽ sử dụng công nghệ giống THOR nhưng ở một cấp độ cao hơn trên cơ sở những kinh nghiệm đã đạt được qua 2 năm thử nghiệm THOR vừa qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo