Quốc tế

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine.

Nóng: Đại sứ Nga cảnh bảo về nguy cơ chiến tranh Nga - Mỹ / Thị trường vũ khí hạt nhân toàn cầu tăng trưởng đáng lo ngại

Trong tuyên bố trên trang Twitter chính thức, không quân Ukraine đã đề nghị NATO cung cấp các máy bay chiến đấu của phương Tây như F-16 Fighting Falcon và F-15 Eagle để giúp lực lượng này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Tuyên bố nêu rõ, không quân Ukraine coi việc sở hữu những máy bay chiến đấu này là cần thiết vì chúng là vũ khí tiên tiến có thể giúp gia tăng sức mạnh.

Một chiếc F-15 của không quân Mỹ. Ảnh: theaviationgeekclub.com
Một chiếc F-15 của không quân Mỹ. Ảnh: theaviationgeekclub.com

Ukraine cho rằng, các phi công của nước này có thể được đào tạo và sẵn sàng lái những máy bay do Mỹ sản xuất chỉ sau 2 hoặc 3 tuần huấn luyện. Nhưng các chuyên gia quân sự nhận định, để điều khiển F-15 hoặc F-16 trên chiến trường mất nhiều thời gian hơn so với việc huấn luyện một phi công thao tác thành thạo.

Mặc dù phi công có thể học các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng buồng lái mới trong thời gian ngắn, nhưng việc tham gia chiến đấu và xử lý các tình huống trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Ngay cả với những phi công lão luyện của Mỹ - những người có thời gian lái F-15 và F-16 nhiều hơn so với phi công của các quốc gia khác, thì việc sống sót trong một cuộc chiến cũng rất khó khăn, chứ chưa nói đến giành chiến thắng.

Theo các nhà phân tích, yêu cầu nêu trên của Ukraine nhiều khả năng sẽ bị NATO từ chối bởi đây không chỉ là công việc phức tạp mà còn có thể không mang lại lợi ích so với việc cung cấp nhưng vũ khí thay thế nhưng ít rủi ro hơn.

Tại sao Ukraine lại muốn có F-15 và F-16?

Mặc dù có quan hệ thân thiện với phương Tây trong những năm gần đây, nhưng kho khí tài quân sự của Ukraine phần lớn vẫn là những vũ khí có từ thời Liên Xô. Hiện, không quân Ukraine đang vận hành hai loại máy bay chiến đấu là Sukhoi Su-27 và Mikoyan MiG-29. Đây là lý do các nỗ lực của phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine chủ yếu tập trung vào phi đội MiG-29 - được cho là dễ vận hành đối với các phi công Ukraine.

 

MiG-29 lần đầu tiên gia nhập phi đội của Nga vào năm 1982 và Su-27 gia nhập vào năm 1985 trong khi đó F-16 được đưa vào biên chế năm 1978 còn F-15 được đưa vào biên chế năm 1976.

Trong những thập kỷ qua, Mỹ và đồng minh đã liên tục nâng cấp, hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu. Những máy bay này có thể thiếu khả năng qua mặt hoặc tàng hình trước radar, nhưng vẫn rất lợi hại trong môi trường chiến đấu.

Nga cũng thực hiện nhiều đợt nâng cấp, giúp cho không quân nước này có được lợi thế rõ ràng trước không quân Ukraine trong cuộc xung đột. Do vậy, Ukraine tin rằng nếu được cung cấp những máy bay chiến đấu tốt hơn của phương Tây, họ có thể chống chịu tốt trước các cuộc tấn công của Nga.

Những khó khăn trong việc huấn luyện và bảo trì

Quá trình chuyển đổi từ việc lái những chiến đấu cơ khác sang F-16 không hề đơn giản. Tại Mỹ, các phi công phải được đào tạo trong 6 tuần để thực hiện nhiệm vụ này. Với các phi công Ukraine, điều đó thậm chí khó khăn hơn bởi họ đã quen điều khiển những máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô. Do vậy, có thể phải mất thời gian dài để họ có thể điều khiến F-16 hoặc F-15 trong chiến đấu một cách hiệu quả.

 

Ukraine tuyên bố phi công của họ có thể làm quen với việc chuyển đổi trong vòng 2 hoặc 3 tuần, nhưng các chuyên gia đánh giá điều này không khả thi xét đến những khó khăn mà Ukraine đang đối mặt trong tình hình chiến tranh hiện nay.

Không quân Mỹ có một khóa đào tạo dành riêng cho các phi công lái F-16. Dù những phi công này đã quen với việc điều khiển máy bay chiến đấu của Mỹ nhưng họ vẫn phải mất nhiều thời gian tập luyện. Trong khi đó, các phi công Ukraine ít được tập luyện với máy bay của Mỹ, quan trọng hơn, họ chưa bao giờ vận hành F-16. Vì vậy họ khó có khả năng điều khiển thành thạo chúng trên chiến trường.

Chưa kể, công việc bảo trì vô cùng phức tạp. Theo nguyên tắc chung, mỗi chiếc F-16 cần 16 giờ bảo dưỡng cho 1 giờ bay và cần phải có một tổ bảo trì túc trực thường xuyên để xem xét và khắc phục những vấn đề xảy ra với máy bay. Theo Lực lượng viễn chinh 332d của không quân Mỹ hiện đang vận hành cả F-15E Strike Eagle và F-16C Fighting Falcon, mỗi máy bay cần có 25 nhân viên bảo trì.

Để trở thành một kỹ thuật viên bảo trì máy bay chiến thuật của lực lượng không quân, học viên phải hoàn thành 5 khóa đào tạo nâng cao tại Căn cứ Không quân Sheppard ở Wichita Falls, Texas. Mỗi khóa kéo dài khoảng 18 tháng. Ngoài ra, cần phải có rất nhiều thiết bị chuyên dụng và các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, phụ tùng phía sau. Hiện, Ukraine chưa có cơ sở hạ tầng cho việc bảo trì những máy bay này, hơn nữa việc xây dựng các cơ sở đó trong thời điểm chiến tranh hiện này rất khó thực hiện.

F-16 Fighting Falcon đáp ứng được nhiều yêu cầu của người sử dụng. Nguồn: Popularmechanics.com
F-16 Fighting Falcon đáp ứng được nhiều yêu cầu của người sử dụng. Nguồn: Popularmechanics.com

Không khác gì lời tuyên chiến trực tiếp với Nga

 

Do Ukraine nằm sát biên giới Nga nên các lực lượng không quân Nga có thể phóng tên lửa về phía các mục tiêu của Ukraine mà không cần băng qua biên giới. Tương tự hệ thống phòng không tích hợp của Nga, chủ yếu dựa vào AWACS (Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm) có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ nước này. Trong tình huống đó các máy bay F-15 và F-16 được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc không kích của Nga sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bay vào lãnh thổ Nga để giao tranh với máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và hệ thống AWACS hỗ trợ các hoạt động không kích này.

Điều đó sẽ tạo ra vấn đề lớn với NATO. Việc máy bay do NATO cung cấp bay vào không phận Nga giống như “một lời tuyên chiến trực tiếp” của NATO với Moscow, có khả năng khiến xung đột mở rộng ra ngoài biên giới Ukraine. Nga có thể đáp trả bằng cách tấn công vào các tuyến cung cấp hậu cần cho Ukraine, chẳng hạn như Ba Lan để vô hiệu hóa mối đe dọa do những chiến đấu cơ này gây ra.

Khó thay đổi cục diện chiến trường

Các nhà phân tích quân sự cho rằng, NATO không có khả năng cung cấp cho Ukraine đủ số lượng chiến đấu cơ F-15 hoặc F-16 cần thiết để bắt kịp sức mạnh của không quân Nga. Nga có khoảng 1.500 máy bay chiến đấu, là lực lượng không quân lớn thứ hai trên thế giới. Còn Ukraine bước vào cuộc chiến với số lượng máy bay chưa đến 100 máy bay. Vì thế, việc chuyển giao cho Ukraine hàng chục thậm chí hàng trăm máy bay chiến đấu vẫn rất khó để thay đổi cục diện chiến trường.

Ukraine có thể đề nghị được cung cấp chiến đấu cơ F-15 và F-16 vì họ biết rõ việc có chúng vẫn tốt hơn là không có. Nhưng xét đến khía cạnh bảo vệ không phận hay tấn công các mục tiêu trên mặt đất, đặc biệt khi Ukraine phải đối mặt với lực lượng quân đội áp đảo của Nga, thì lợi ích của việc cung cấp các máy bay này vẫn không so sánh được với những rủi ro mà điều đó gây ra.

 

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm