Quốc tế

Mỹ tin sẽ phát hiện được đòn đánh... vũ khí siêu thanh Nga

Lực lượng không gian Mỹ quyết định phát triển vệ tinh theo dõi những hoạt động trên bề mặt Trái đất, trong đó có phát hiện vũ khí siêu vượt âm.

Iran dùng đạn pháo thông minh của Nga để hạ đồng minh Mỹ tại Syria / Bí mật thành phần tàu sân bay hải quân Mỹ

Theo Sputnik, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm Góc vừa trao hợp đồng trị giá lần lượt 122 triệu và 155 triệu USD cho tập đoàn quốc phòng L3Harris Technologies và Northrop Grumman để phát triển, chế tạo hai nguyên mẫu vệ tinh Cảm biến Không gian Bám bắt Vũ khí Đạn đạo và Siêu vượt âm (HBTSS).

My tin se phat hienduocdondanh...vu khi sieu thanh Nga
Nga phóng tên lửa siêu thanh.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, theo thỏa thuận, hai tập đoàn quốc phòng sẽ phóng vệ tính lên quỹ đạo và trình diễn tính năng phát hiện vũ khí siêu vượt âm của chúng. Công việc này dự kiến bắt đầu từ ngày 22/7/2023.

MDA cho biết, vệ tinh mới sẽ hoạt động ở độ cao vài trăm km so với mặt đất, thay vì quỹ đạo địa tĩnh cách Trái đất khoảng 36.000 km, bởi vũ khí siêu vượt âm khó phát hiện hơn tên lửa đạn đạo thông thường.

Đây sẽ là một phần trong mạng lưới vệ tinh cảnh giới và thông tin liên lạc để giám sát mặt đất của Quân chủng Vũ trụ Mỹ.

Hệ thống vệ tinh HBTSS cũng sẽ phối hợp với cụm vệ tinh siêu nhạy của Cơ quan Phát triển Vũ trụ (SDA), vốn hoạt động ở độ cao nhỏ hơn để bám bắt tên lửa siêu vượt âm và cung cấp dữ liệu đánh chặn cho lá chắn phòng thủ mặt đất.

Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000 đến trên 12.000 km/h, có thể chuyển hướng trong quá trình bay, khiến chúng rất khó bị phát hiện.

 

Nhờ tốc độ siêu cao và khả năng thay đổi hành trình, nó có thể tấn công mục tiêu từ nhiều hướng, trở thành vũ khí gần như không thể bị đánh chặn bằng phương pháp phòng thủ tên lửa đạn đạo truyền thống.

Mặc dù vậy, MDA thừa nhận việc phát hiện được đòn tấn công từ vũ khí siêu vượt âm của đối thủ không đồng nghĩa với việc đánh chặn được chúng bởi tính đến thời điểm hiện tại, phòng thủ Mỹ chưa có hệ thống vũ khí nào đủ nhanh và linh hoạt để có thể hoàn thành nhiệm vụ này.

Thực tế này cũng đã được chuyên gia quân sự Mỹ là Richard M.Harrison thừa nhận, hiện lá chắn tên lửa nước này không có cách nào chặn được vũ khí siêu thanh của Nga.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, vũ khí siêu thanh Nga phát triển là "một thế hệ mới những tên lửa bay cực nhanh và có khả năng cơ động vượt trội". Không giống các tên lửa đạn đạo, các tên lửa siêu thanh không bay theo quỹ đạo hình parabol để có thể đoán trước mà đánh chặn.

Để bắn hạ một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay hoàn toàn đủ khả năng nhắm trúng mục tiêu và bắn một viên đạn bằng một viên đạn.

Chuyên gia M.Harrison thừa nhận: "Đối phó với các tên lửa siêu thanh thì chẳng khác nào đang cố gắng bắn vào một viên đạn có thể đổi hướng bay giữa chừng. Số lượng các hệ thống phòng thủ có khả năng làm như vậy là vô cùng ít...

 

Mặc dù các tên lửa siêu thanh bay cao trong tầng khí quyển Trái đất nhưng lại quá thấp để các hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo trong không gian hiện nay có thể phát hiện ra. Chính vì vậy, hiện Mỹ không có cách nào đánh chặn vũ khí siêu thanh".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm