Mỹ 'tuyệt vọng bám đuổi' Nga trong cuộc chiến siêu thanh
Tàu chiến Nga suýt phóng tên lửa vào tiêm kích Anh khi bị áp sát / Nga thử nghiệm máy bay không người lái cảm tử ở Syria
Lầu Năm Góc vừa qua đã thông báo rằng, Quân đội Mỹ sẽ tiến hành hơn 40 vụ thử vũ khí siêu thanh trong 4 năm tới với mục tiêu kiểm định lần cuối và chuyển giao cho quân đội.
"Trong vòng 4 năm tới, chúng tôi sẽ tiến hành hơn 40 thử nghiệm để phát triển một dòng vũ khí siêu thanh và chuyển giao cho các đơn vị chiến đấu" - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ David Norquist nói.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, vốn bị cấm trước đây. Việc triển khai các kế hoạch như vậy có thể thực hiện được sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Nga - Mỹ về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF).
Theo ông, Mỹ đang đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc triển khai các tên lửa trên mặt đất. "Chúng tôi đã tiến hành 2 cuộc bay thử ban đầu đối với các nguyên mẫu tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, vốn bị cấm trước đây" – vị thứ trưởng Mỹ nói.
Theo lời Thứ trưởng David Norquist, ít nhất là đến năm 2025 Mỹ mới có thể sở hữu tên lửa siêu thanh; trong khi vào ngày 10/11 vừa qua, một Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khác là Mike Griffin cho rằng, Mỹ đang tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực phát triển tên lửa siêu thanh.
Thế nhưng, chỉ trước đó một ngày, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper cho biết vũ khí siêu thanh sẽ được đưa vào trang bị cho lực lượng mặt đất Hoa Kỳ vào năm 2023.
Mỹ chưa thành công trong khi Nga đã biên chế một số loại vũ khí siêu thanh (Ảnh minh họa) |
Còn vào ngày 17/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lực lượng vũ trang nước này “đã có tên lửa siêu thanh”.
Những tuyên bố bất nhất của Mỹ đã cho thấy, giới truyền thông đang “lạc lối” trong ma trận thông tin của các quan chức Lầu Năm Góc, trong khi các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tới tấp triển khai các dự án phát triển tên lửa siêu thanh nhưng chưa loại nào được tuyên bố thành công và đưa vào biên chế chính thức.
Hôm 30/11, một tuyên bố mới nhất của Mỹ đã cho thấy nước này đang gặp khó khăn trong các chương trình phát triển loại vũ khí này. Theo đó, trong một nỗ lực khác để đuổi theo Nga trong lĩnh vực vũ khí tấn công nhanh, Australia và Mỹ bắt đầu phối hợp phát triển tên lửa siêu thanh.
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds cho biết, nước này sẽ tiếp tục đầu tư "để hoàn thiện năng lực tấn công nhằm mục đích mang lại cho Lực lượng vũ trang Australia nhiều biện pháp hơn để ngăn chặn hành động xâm lược".
Bà Reynolds nêu rõ, Australia sẽ cùng phối hợp với Mỹ để nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình siêu thanh, nhưng Bộ trưởng không nói rõ thời hạn và chi phí thực hiện các kế hoạch này.
Như vậy, dự án tên lửa siêu thanh Mỹ hợp tác với Australia cũng không thể biết trước đích đến, trong khi đối thủ chính là Nga đã biên chế một loại tên lửa siêu thanh là Kh-47M2 Kinzhal cho lực lượng không quân và liên tiếp thử nghiệm thành công tên lửa 3M22 Zircon cho lực lượng hải quân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này