Quốc tế

NATO bối rối không biết đặt tiêm kích F-16 ở đâu để Kinzhal của Nga không với tới

Theo một báo cáo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tên lửa siêu thanh Kinzhal (X-47), được phóng từ tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31, là mối đe dọa chính đối với lực lượng phòng không Ukraine.

Ukraine tái thiết kế tên lửa thời Liên Xô để tấn công Nga / Thiết bị cải tiến từ đồ chơi trẻ em đưa lính Ukraine bị thương khỏi chiến trường

NATO bối rối không biết đặt tiêm kích F-16 ở đâu để Kinzhal của Nga không với tới ảnh 1

Ảnh: Dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / TASS

Quân đội Ukraine thay đổi chiến thuật

Chính quyền Kiev không thể đột nhập vào Melitopol, như đã hứa với NATO, và hiện đang sử dụng các phương pháp thay thế để tấn công "cây cầu trên bộ" tới Crimea. Một chiến thuật mới của Ukraine đã được tiết lộ bởi các chuyên gia Ba Lan từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu (OSW).

Lực lượng phòng thủ mặt đất của Nga đang cản đường các lữ đoàn tinh nhuệ Ukraine, còn các cuộc tấn công trên không của Kiev thì bị ngăn chặn bởi hệ thống tác chiến điện tử và phòng không nhiều lớp. Điều này được nêu trong một báo cáo mật của tướng James Hecker, chỉ huy lực lượng không quân Mỹ và NATO ở châu Âu và châu Phi.

Ngay từ đầu tháng 8, trong bối cảnh các lữ đoàn thiết giáp của lực lượng vũ trang Ukraine đã kiệt quệ, họ đã cố gắng tấn công căn cứ hải quân Nga ở Novorossiysk (khiến tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak bị hư hại).

Nhiều lần lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng tấn công các cơ sở quân sự và dân sự ở Crimea: Một kho nhiên liệu gần Feodosia, sân bay Gvardeyskoye gần Simferopol và một căn cứ quân sự gần Evpatoria.

 

Ngày 6/8, Ukraine tiếp tục tấn công cầu Chongarsky (được xác nhận là trúng ở phần giữa cầu) và cây cầu bắc qua eo biển Genichesk nối Genichesk với Arabat Spit (dẫn đến hư hỏng mặt cầu và làm cháy đường ống dẫn khí đốt cung cấp cho thành phố). Các cuộc tấn công, giống như những cuộc tấn công trước đó vào ngày 22/6, được thực hiện bởi tên lửa hành trình Storm Shadow. Các tên lửa này được phóng từ máy bay chiến đấu bay từ sân bay ở Starokonstantinov (vùng Khmelnytsky).

Vào ngày 12/8, lực lượng Ukraine cố gắng tấn công bằng tên lửa S-200 vào cầu Crimea, nhưng đều bị bắn hạ.

Các chỉ huy NATO kinh ngạc trước khả năng của tên lửa Kinzhal

Nhà phân tích quân sự Mỹ Howard Altman, sau khi nghiên cứu báo cáo của tướng Hecker, đã viết trong một bài báo cho The Drive WarZone, rằng: Sự thống trị trên không của Nga là một bài học mẫu cho bộ chỉ huy NATO.

Nga có các hệ thống phòng không như Buk-M3, Pantsir, S-300, S-400 và Tor-M1. Sau khi bị mất một số máy bay chiến đấu khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã nhanh chóng thích nghi với những thách thức của hệ thống phòng không Ukraine, chuyển sang sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Tất cả chúng đều được phóng từ khoảng cách rất xa, từ không phận Nga hoặc từ các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen.

 

Theo một báo cáo của NATO, tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal được bắn bởi tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31, đã được sửa đổi để mang tên lửa này, là mối đe dọa chính đối với lực lượng phòng không Ukraine.

Chính Kinzhal đã giúp loại bỏ cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine trên sông Danube. Các cảng Ismail và Reni đã bị phá hủy, nơi quân đội vận chuyển các tàu chở ngũ cốc dưới vỏ bọc hàng hóa dân sự. The Drive WarZone trích dẫn dữ liệu giao thông hàng hải, viết rằng sau khi bắt đầu các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng, số lượng tàu đến đã giảm 2 - 5 lần. Số lượng tàu ở Izmail giảm từ 120 xuống còn 48, ở Reni, từ 58 xuống 12.

Độ chính xác khi tấn công các cảng làm nổi bật tính hiệu quả của vũ khí chính xác cao do Nga sản xuất, điều khiến lực lượng phòng không Ukraine trở nên bất lực. Vì vậy, tướng Hecker viết rằng bài học chính cho NATO và Mỹ là cần phải ngay lập tức tạo ra một "hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không được tích hợp tốt".

Tướng Hecker lưu ý rằng những thành công của lực lượng vũ trang Ukraine với các hệ thống phòng không của NATO là rất hạn chế. Ukraine đã nhận được các hệ thống như Patriot, NASAMS, IRIS-T SLM, SAMP/T, Crotale, Gepard và các hệ thống khác.

Nga cần phải làm gì để đối phó với chiến thuật mới của NATO?

 

Không phải do lực lượng phòng không đóng vai trò quyết định dẫn đến việc Ukraine giữ lại một số máy bay chiến đấu. Như tướng Hecker viết trong báo cáo, trên khắp Ukraine có rất nhiều đường băng để các máy bay di chuyển.

Ngoài ra, Ukraine đã nhanh chóng sửa chữa các sân bay bị hư hỏng. Ví dụ, chỉ trong sáu tháng qua, các cuộc tấn công của Nga đã được thực hiện bốn lần vào sân bay Shkolny gần Odessa. Từ sân bay này, các máy bay không người lái kamikaze (bao gồm cả Tu-141 Strizh) của Ukraine được phóng qua Crimea. Sân bay này không còn phù hợp để máy bay chiến đấu cất hạ cánh, nhưng ngay cả sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga, Shkolny vẫn được quân đội Ukraine tiếp tục sử dụng.

Nhìn thấy những tổn thất của Ukraine, châu Âu bắt đầu sôi sục mua các hệ thống phòng không hiện đại hơn. Đức sắp mua hệ thống Arrow3 của Israel với giá 3,5 tỷ USD, nhằm cung cấp cho Tây Âu một "chiếc ô" chống tên lửa và được cho là sẽ giúp đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Nga.

Ngoài ra còn có một kế hoạch khác, gọi là sáng kiến Agile Combat Employment (Tác chiến nhanh gọn) của châu Âu. Bản chất của sáng kiến này là tạo ra 20-25 căn cứ quân sự trên khắp châu Âu, và máy bay NATO sẽ nhanh chóng di chuyển giữa các căn cứ đó. Hơn nữa, các máy bay còn có thể hạ cánh và cất cánh ngay cả trên đường cao tốc.

Để chuẩn bị cho việc bắt đầu chuyển giao những chiếc F-16 của Hà Lan, Nga chắc chắn cần nghiên cứu các chiến lược của NATO, đặc biệt là sáng kiến tác chiến nhanh gọn. Nga cần phải nhanh chóng phá hủy các sân bay quân sự còn lại và các đường cao tốc chính mà lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sử dụng làm đường băng, đồng thời tước bỏ khả năng sửa chữa các cơ sở đó.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm