Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ 'bán đứng', lộ bí mật vũ khí cho Mỹ?
Mỹ xây căn cứ mới ở Syria giữa lúc ông Trump thông báo rút quân / Điện Kremlin gửi cảnh báo lạnh người tới Mỹ về hiệp ước hạt nhân
Hệ thống tên lửa S-400
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-400 của Nga là nguồn cơn gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và đồng minh Washington. Mỹ lo ngại hệ thống S-400 sẽ giúp Nga do thám được những dữ liệu nhạy cảm của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 mà Mỹ sắp bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, với thông tin mới nhất, có lẽ Nga sẽ phải lo ngại vì có thể chính Nga mới là nước bị mất bí mật quân sự nằm trong hệ thống tên lửa phòng không lừng danh S-400.
Tuy nhiên, Nga dường như đặt sự tin tưởng vào đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Bình luận về thông tin gây giật mình nói trên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hợp đồng ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những điều khoản quy định rõ ràng về việc Ankara không được phép tiết lộ những dữ liệu nhất định liên quan đến S-400 và ông Peskov cũng nhấn mạnh Moscow tin tưởng đối tác Ankara.
“Như thường lệ, trong mối quan hệ hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Nga và các nước khác luôn bao gồm những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc về việc không tiết lộ những thông tin nhất định, những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến mối quan hệ hợp tác này. Trong trường hợp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, cũng có những nghĩa vụ như thế… Chúng tôi không thấy có lý do nào để không đặt sự tin tưởng vào các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Peskov nhấn mạnh.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chính trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Chính phủ Mỹ nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và Mỹ không muốn bàn giao những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Ankara vì lo ngại công nghệ nhạy cảm có thể bị lộ hoặc được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay cả hai vũ khí này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nước này sẵn sàng từ bỏ hợp đồng S-400 với Nga nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thỏa thuận 3,5 tỉ USD trong đó cho phép Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa Patriot. Không rõ đây có phải là nỗ lực cuối cùng của Washington nhằm phá hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nga vẫn tự tin khẳng định, hợp đồng S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiếp tục thực hiện đúng như kế hoạch.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Những lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ và phương Tây đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo