Quốc tế

Nga biến Ka-52 thành 'sát thủ' diệt hạm

Việc Ka-52 được trang bị radar AESA cùng tên lửa X-31A và X-35 khiến dòng trực thăng này có khả năng diệt hạm ngang tiêm kích.

Việt Nam "bạo tay", chi tiền mua súng bắn tỉa giá 200 triệu một khẩu từ Nga / Đề xuất trao đổi số tù binh Nga - Ukraine

Nga vừa công bố gói trang bị mới đặc biệt dành cho phiên bản nâng cấp của trực thăng Ka-52, trong đó có hệ thống radar AESA và vũ khí tấn công hạng nặng. Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện (KRET) sẽ chịu trách nhiệm hiện đại hóa các trực thăng hạm Ka-52 này.

Hạng mục quan trọng nhất KRET sẽ thực hiện là hiện đại hóa Ka-52 khi trang bị hệ thống radar mới. Hệ thống AESA của Ka-52 có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăng ten. Các phần tử trên ăng ten radar AESA có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây.

Ka-52 mang theo tên lửa chống hạm.

Ka-52 mang theo tên lửa chống hạm.

Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình. Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên ăng ten nên radar AESA có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu.

Radar AESA phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến radar AESA đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba.

Các module thu/phát độc lập còn cho phép radar AESA phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc. Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên radar AESA rất khó bị gây nhiễu. Radar AESA được nhận định là một chuẩn mực cho máy bay chiến đấu hiện đại.

Việc tích hợp radar mới cho phép trực thăng sử dụng các loại tên lửa diệt hạm loại X-31 và X-35, loại tên lửa mới chỉ được trang bị cho loại tiêm kích Su-30 và MiG-29K.

 

Đại diện của KRET công bố, việc trang bị hệ thống radar mới sẽ giúp trực thăng Ka-52 tăng phạm vi phát hiện các mục tiêu lên gấp 2 lần, trong phạm vi 200 km. "KRET đã sản xuất cho trực thăng Ka-52 hệ thống thiết bị vô tuyến điện quan trọng, nhờ đó Ka-52 có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngày và đêm", nguồn tin nhấn mạnh.

Ngoài ra, Ka-52 được trang bị hệ thống laser dẫn hướng vũ khí có điều khiển và hệ thống xử lý hình ảnh Hunter, sử dụng để dẫn hướng tên lửa; hệ thống radar Arbalet do KRET sản xuất cho phép Ka-52 giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ ngay cả khi tiếp xúc với hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.

Như vậy, một khi thử nghiệm thành công và Ka-52 được chính thức trang bị, Nga sẽ sở hữu dòng trực thăng có thể diệt hạm xa nhất thế giới - khả năng này có thể sánh ngang với chiến đấu cơ. Cụ thể, tên lửanhững tên lửa nàycó tầm bắntốiđađạt 250km.

Điều đặc biệt là trước khi chính thức công bố gói trang bị đặc biệt dánh cho phiên bản mới của Ka-52, dòng trực thăng này đã thực hiện và hoàn thành tốt các bài kiểm tra về khả năng tác chiến tại Syria.

Thông tin về các thử nghiệm của Ka-52 không được tiết lộ nhưng dòng trực thăng này đã minh chứng được khả năng hoạt động trong điều kiện boong tàu rung lắc mạnh và điều kiện không khí ẩm mặn của biển. Cùng với đó, là khả năng phát hiện và khóa mục tiêu trên biển bằng trang bị mới.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm