Nga cảnh báo hiểm họa từ sự sụp đổ Hiệp ước INF
Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã chính thức bị vô hiệu hoá vào ngày 2/8 sau hơn 30 năm tồn tại với nhiệm vụ kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga.
Loại tên lửa diệt hạm mà Nga lo sợ nhất đang được Ba Lan sở hữu / Mỹ cùng lúc phát triển 9 dự án tên lửa siêu thanh thách thức Nga - Trung
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (phải) và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt tay sau khi ký Hiệp ước INF ngày 8/12/1987. (Ảnh AP)
Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố cảnh báo hiểm họa sau sự sụp đổ của Hiệp ước INF. Bộ Ngoại giao Nga gọi việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là một sai lầm ngiêm trọng. Điều này cho thấy Mỹ đang thực hiện đường lối dỡ bỏ các thỏa thuận quốc tế không phù hợp với họ vì lý do này hay lý do khác. Hành động này dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống kiểm soát vũ khí hiện có. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, Nga đã đề xuất với Mỹ và cả các nước NATO về một lệnh cấm tương tự như ở Nga đối với việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Tuy nhiên, các biện pháp đáp trả nếu Mỹ di chuyển tên lửa bị cấm bởi Hiệp ước INF gần Nga hơn sẽ không bị loại trừ.
Trong lúc này, cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô đã đặt bút ký kết Hiệp ước INF với người đồng cấp Mỹ Ronald Reagan vào năm 1987, đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả của việc chấm dứt hiệp ước này. Ông cho rằng, quyết định của Mỹ đã phá hủy các nguyên tắc ổn định chiến lược, dẫn đến sự đe dọa an ninh quốc tế và sự hỗn loạn trên toàn thế giới.
Sau sự đổ vỡ của Hiệp ước INF, liệu Moscow có thể duy trì tình trạng hiện tại hay sẽ buộc phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới? Nhiều chuyên gia hy vọng vào kịch bản thứ 3, theo đó sau một thời gian, Nga và Mỹ có thể ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về các biện pháp chính trị để giảm thiểu hậu quả.
Theo Nhật Linh - Khắc Long/VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo