Quốc tế

Nga chuẩn bị khôi phục hàng trăm cường kích MiG-27?

Cường kích MiG-27 có thể là một lựa chọn giá rẻ cho Không quân Nga vào thời điểm hiện nay.

Nga đặt thành phố lớn thứ hai Ukraine vào tầm ngắm, Kiev có đủ sức chống cự? / Xung đột ở Trung Đông có thể buộc Mỹ thông qua viện trợ cho Ukraine và Israel

Trên báo chí Nga đôi lúc lại xuất hiện ý kiến cho biết đã đến lúc khôi phục một số loại máy bay phản lực tiền tuyến một động cơ sản xuất dưới thời Xô Viết, với những đại diện như MiG-21, MiG-23, MiG-27, hoặc Su-17.

Giới phân tích viện dẫn thực tế là những chiếc máy bay này có khả năng cơ động và lớn, và nếu chúng vẫn được sử dụng, sẽ rất hữu ích cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga trong cuộc chiến hiện tại chống Ukraine.

Cường kích MiG-27 đã bị Không quân Nga loại bỏ từ lâu.

Cường kích MiG-27 đã bị Không quân Nga loại bỏ từ lâu.

Nhưng tại thời điểm này, mọi việc chỉ dừng lại trong suy nghĩ của các chuyên gia hàng không, khi họ than thở về việc thiếu các loại máy bay hạng nhẹ có sẵn cho hàng không tiền tuyến.

Tuy nhiên có vẻ như ở một số nước châu Âu, những cân nhắc như vậy của Nga đã gây chú ý và được sử dụng làm cơ sở để đánh giá tiềm năng hiện tại của Moskva trong việc tiến hành một cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine.

Cổng thông tin Defense24 của Ba Lan nhận xét: "Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng tại Moskva viết rằng Liên bang Nga dự định chế tạo và đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay phản lực một động cơ hạng nhẹ cho hàng không tiền tuyến".

"Đây sẽ là 'sản phẩm kế nhiệm' lý tưởng của MiG-23 và MiG-27 thời Liên Xô, nhưng thiết kế cũng như đặc điểm của chúng phải tính đến kinh nghiệm của cuộc chiến Ukraine".

Tờ báo nói thêm rằng những chiếc MiG-23 và MiG-27 "nguyên bản" đã bị Nga loại bỏ từ lâu, cũng như dây chuyền sản xuất chúng. Mặc dù vậy về mặt lý thuyết, máy bay "kế nhiệm" hoàn toàn có thể dựa trên thiết kế tương tự MiG-23.

 

Ngoài ra khi các nhà phân tích của trang Defense24 xem xét thêm, họ cho rằng nếu người Nga tiếp tục tạo ra một "MiG-23 2.0" để hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu của quân đội, thì điều này sẽ đặt ra câu hỏi về triển vọng của dự án Su-75 Chekmate.

Nhưng trước bối cảnh đó, vấn đề đào tạo hàng loạt phi công cho chiếc MiG-23 2.0 này sẽ còn gay gắt hơn, bởi không dễ để vận hành một tiêm kích cánh cụp cánh xòe khó điều khiển như vậy.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm