Quốc tế

Nga có thể triển khai UAV hạng nặng Okhotnik - Thách thức mới cho Ukraine

Có nhiều dấu hiệu Nga đã thử nghiệm triển khai UAV hạng nặng S-70 Okhotnik để tấn công mục tiêu trên chiến trường Ukraine. Đây là loại UAV tàng hình lợi hại của Nga, nó có thể kết hợp với tiêm kích thế hệ 5 Su-57 để gia tăng sức mạnh của cặp đôi này.

Ukraine hết cơ hội với máy bay tấn công A-29 Super Tucano / Thêm Leopard 2A4 ra chiến trường, sẽ làm mồi cho Kornet?

Dựa trên các bức ảnh về UAV bay trên bầu trời Ukraine do các kênh Telegram của Ukraine đăng tải, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu tiên đưa tin về việc sử dụng UAV tàng hình Okhotnik ở vùng Sumy (Ukraine).

nga co the trien khai uav hang nang okhotnik - thach thuc moi cho ukraine hinh anh 1

UAV tàng hình hạng nặng S-70 Okhotnik. Ảnh: 19fortyfive.

Theo đó, UAV này được cho là đã tham gia tấn công các cơ sở quân sự của Ukraine ở vùng Sumy. Chiều 27/6, truyền thông Ukraine phản ánh các vụ nổ ở khu vực Sumy và Kremenchuk, Poltava. Một bức ảnh đăng tải trên trang Telegram Mash cho thấy một UAV bay trên bầu trời Ukraine, vật thể này có hình dạng và kích cỡ na ná UAV Okhotnik (Thợ săn).

>> Xem thêm:Ukraine hết cơ hội với máy bay tấn công A-29 Super Tucano

Được biết có ít nhất 2 UAV Okhotnik đang trải qua quá trình bay thử nghiệm.

Hồi tháng 6/2022, tạp chí quốc phòng Janes dẫn nguồn tin RIA của Nga nói rằng UAV S-70B Okhotnik đã thực hiện việc phóng thử nghiệm đầu tiên loại đạn dẫn đường chính xác (PGM) vào các mục tiêu trên mặt đất vào ngày 28/5/2022. UAV này đã phóng tên lửa không đối đất được phát triển cho máy bay Su-57 có người lái.

Tạp chí Janes thông báo rằng tên lửa này có khả năng là tên lửa hành trình Kh-59Mk2 - một bước phát triển của tên lửa chiến thuật hạng nặng dòng Kh-59 được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô vào đầu thập niên 1980.

 

Kh-59Mk2 có thể phóng tới mục tiêu cách xa 241km khi mang đầu đạn nặng 227kg. Bản chất dạng module của thiết kế UAV này cho phép thực hiện nhiều điều chỉnh, như tăng kích thước bộ phận nhiên liệu trong khi giảm kích cỡ đầu đạn.

Tờ Izvestia hồi tháng 2/2020 đưa tin rằng bom lượn Grom 9-A-7759 đã được tích hợp vào UAV Okhotnik. UAV này có thể mang tới 4 quả bom Grom trong khoang bom của nó.

>> Xem thêm:Thêm Leopard 2A4 ra chiến trường, sẽ làm mồi cho Kornet?

Mức độ sẵn sàng của UAV hạng nặng này

Theo thông tin nguồn mở, 2 nguyên mẫu Okhotnik của Nga đang trải qua kiểm tra bay. Hai chiếc khác thì đang được chế tạo hoặc cũng đã bước sang giai đoạn bay thử.

Nguyên mẫu thứ nhất bay lần đầu tiên vào ngày 3/8/2019.

 

Hồi tháng 2/2021, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói với hãng tin RIA Novosti rằng công ty NAZ đang chế tạo thêm 3 chiếc nguyên mẫu UAV hạng nặng S-70 Okhotnik (chiếc thứ 2, thứ 3 và thứ 4). Nguồn tin cho hay, theo kế hoạch các UAV này sẽ được bay thử trong giai đoạn 2022-2023.

Hồi tháng 3/2021, thông tin cho hay việc chế tạo nguyên mẫu thứ 2 của S-70 Okhotnik đang diễn ra. Nguyên mẫu này được cải tiến về hệ thống điện tử, phần mềm và mức độ tàng hình.

Đến giữa tháng 12/2021, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko được cho là đã nói với kênh truyền hình Nga 24 rằng một hợp đồng cung cấp S-70 Okhotnik sẽ được ký kết trong vòng 6 tháng.

>> Xem thêm:Ứng viên thay thế xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley bước vào so tài

Thử nghiệm bay đối với nguyên mẫu thứ 2 bắt đầu vào tháng 7/2022.

 

Nga có thể đã triển khai 2 UAV Okhotnik. Hai nguyên mẫu khác, được chế tạo vào năm 2017, có thể đã có trong đội hình quân đội Nga hoặc sẽ sớm có mặt.

"Song kiếm hợp bích" tiêm kích Su-57 và UAV Okhotnik

Các quan chức Nga đã nhất quán khẳng định rằng UAV Okhotnik có thể hoạt động dưới sự kiểm soát của một phi công tiêm kích thế hệ 5 Su-57.

Andrey Yelchaninov - Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga phát biểu vào tháng 4/2021: "Các máy bay và UAV này có thể tương tác không chỉ với nhau mà còn với nhiều loại đội hình tác chiến khác nhau. Trong khung thời gian ngắn, có khả năng sẽ kiểm soát được vài chiếc UAV Okhotnik từ buồng lái Su-57".

Tiêm kích tàng hình Su-57 và UAV hạng nặng S-70 khác biệt nhau nhưng có thiết kế khí động học bổ sung cho nhau.

 

Su-57 được thiết kế để giải quyết mối đe dọa do các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ (có khả năng tàng hình rất tốt) đặt ra cho Nga. Các máy bay Mỹ này được phát triển để thọc sâu qua không phận đối phương mà không bị phát hiện. Trong khi đó, Su-57 thiếu năng lực tàng hình dựa trên tần số vô tuyến điện cần có để đi qua không phận tranh chấp. Su-57 có tàng hình nhưng không bằng mức độ tàng hình của tiêm kích Mỹ. Tuy nhiên, nếu kết hợp tính năng tàng hình với một bộ cảm biến đủ tốt, Su-57 có thể phát hiện và giao chiến với 2 máy bay trên của Mỹ.

Trái ngược với Su-57, UAV Okhotnik có năng lực tàng hình nổi trội, có thể tương đương với F-22 và F-35.

>> Xem thêm:Lộ diện thiết giáp chở quân chuyển tiếp từ BTR-82A sang Boomerang

Okhotnik có thể xâm nhập không phải tranh chấp mà không bị phát hiện, rồi tiến hành phá hủy mục tiêu đối phương. Tuy nhiên, UAV này có thể không tự bảo vệ được bản thân nếu bị phục kích bằng máy bay tiêm kích đối phương.

Nếu hoạt động cùng nhau, tiêm kích Su-57 và UAV Okhotnik có thể phát huy sức mạnh của nhau và linh hoạt trong vai trò tấn công.

Okhotnik tạo ra thách thức lớn cho quân đội Ukraine vì các radar và hệ thống phòng không Ukraine không được mài sắc khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình giống như radar và hệ thống phòng không của Nga.

 

Chẳng hạn, tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh có tính năng tàng hình, khả năng bay nhanh và kích thước nhỏ hơn cả một máy bay tiêm kích. Thế nhưng radar Nga vẫn phát hiện được tên lửa này dù diện tiếp xúc của nó với radar là rất thấp.

Okhotnik có thể xâm nhập không phận đối phương và trực tiếp tấn công mục tiêu hoặc truyền lại thông tin về mục tiêu cho một máy bay Su-57 hoặc một tổ hợp tên lửa.

Hoạt động dưới sự kiểm soát của một tiêm kích Su-57, một UAV Okhotnik có thể hiệu quả hơn các tên lửa hành trình trong việc tấn công các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến đối phương.

Theo các báo cáo thời gian qua, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch tạo ra một đội UAV ở các quân khu miền Tây và miền Nam vào năm 2024.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm