Quốc tế

Nga đã giải được ‘bài toán’ đối phó siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ?

Chuyên gia Nga mới đây đã đưa ra lời giải cho “bài toán khó”, đó là đối phó, thậm chí là tiêu diệt siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford của Mỹ.

Phiến quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn nhầm máy bay trị giá 15 triệu USD của Mỹ vì nhầm là máy bay Nga / Nga gửi viện trợ Covid-19 cho 46 quốc gia khắp các châu lục

Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford của Mỹ bắt đầu chế tạo từ tháng 8/2005, đến tháng 7/2017 chính thức đưa vào biên chế. Con tàu lớp Ford đầu tiên ban đầu được gọi là “kế hoạch tàu sân bay tương lai CVN 21”. Đây là tàu sân bay lớn nhất thế giới và sẽ dần thay thế tàu sân bay lớp Nimitz.

Nga đã giải được ‘bài toán’ đối phó siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ?
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) của Hải quân Mỹ. Nguồn: Sohu.

Gerald R. Ford được dự định là lớp tàu sân bay tiến bộ nhất và có những nét tăng hiệu suất làm việc hơn lớp tàu sân bay tiền nhiệm Nimitz. Gerald R. Ford được trang bị một radar quét điện tử chủ động đa chức năng, và một tháp điều khiển ngắn nhưng cao hơn của lớp Nimitz 6,1m.

Máy bay được của tàu sân bay này được phóng bằng Hệ thống phóng máy bay điện từ (Electromagnetic Aircraft Launch System - EMALS), giảm đáng kể về các nguồn dự trữ nước nóng và hơi nước của các hệ thống phóng thủy lực. EMALS cũng làm cho Gerald R. Ford có thể phóng nhiều máy bay hơn 25% mỗi ngày và cần ít hơn 25% thủy thủ so với lớp Nimitz (Gerald R. Ford cần khoảng 3.800 thủy thủ, còn Nimitz cần 5.000 thủy thủ). Hải Quân Mỹ dự tính nó sẽ tiết kiệm 4-5 tỉ USD trong khoảng thời gian phục vụ 50 năm.

“Nó thực sự là một kỳ công kỹ thuật, nó sẽ mang theo các loại máy báy không người lái, tiêm kích tấn công kết hợp, và lần đầu tiên các thiết bị Lasers sẽ được lắp đặt”. Tham mưu Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, Đô Đốc Jonathan Greenert nói trong một buổi lễ trực tiếp qua mạng Internet ở Xưởng đóng tàu Newport News, bang Virginia, nơi Gerald R. Ford được đóng.

Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khi tàu sân bay lớp Ford được chế tạo, nó đã gặp phải nhiều sự chỉ trích. Nguyên nhân là do chi phí chế tạo con tàu này quá cao, lên đến 13 tỉ USD, nó được coi là “quái thú ăn vàng” của Quân đội Mỹ. Không chỉ vậy, việc bảo dưỡng và nâng cấp con tàu này dự tính cũng sẽ lên đến hàng tỉ USD.

Ngoài ra, sàn đáp của tàu sân bay Ford lớn hơn so với tàu sân bay lớp Nimitz. Hải quân Hoa Kỳ dự kiến rằng tỷ lệ điều động máy bay trên tàu sân bay lớp Ford phải từ 160 chiếc (điều kiện bình thường) đến 270 chiếc (tham gia chiến đấu) mỗi ngày. Điều đáng chú ý là Hải quân Mỹ có kế hoạch trang bị vũ khí định hướng như pháo laser trên các tàu lớp này, vì hai lò phản ứng mới trang bị trên tàu sân bay Ford đủ mạnh để đáp ứng các hệ thống vũ khí năng lượng cao như pháo điện từ.

 

Nga đã giải được ‘bài toán’ đối phó siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ?
Tên lửa vượt siêu thanh của Nga là lời giải cho “bài toán” tàu sân bay Mỹ. Nguồn: Sohu.

Dù hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng con tàu này dường như vẫn chưa đủ để răn đe Nga. Theo Phó Hiệu trưởng Học viện Địa chính trị Nga kiêm Viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, Đại tá hải quân - Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, hệ thống vũ khí tên lửa vượt siêu thanh mà Nga triển khai hiện nay là đủ để đối phó với việc Mỹ triển khai các nhóm tác chiến tàu sân bay mới lớp Ford trên toàn cầu, thậm chí tên lửa Nga có thể hỗ trợ quân đội can thiệp mạnh mẽ vào các hành động quân sự của Mỹ.

Ông Sivkov chỉ ra, Nga có thể áp dụng chiến thuật phối hợp giữa Hải quân với Không quân là có thể tiêu diệt được tàu sân bay Mỹ. Hiện nay, lực lượng tên lửa của Nga có thể được coi là hiện đại nhất thế giới và Nga đang sở hữu 2 loại tên lửa vượt siêu thanh “khắc tinh” của các loại tàu mặt nước, bao gồm cả tàu sân bay Mỹ, đó là tên lửa Zircon và Kinzhal.

Theo ông Sivkov, Hải quân chỉ cần 1-2 tàu chiến hạng nặng của Nga trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon mới sẽ đủ để kiềm chế cả hạm đội của Mỹ. Tên lửa Zircon có tầm bắn 1.000 km và tốc độ Mach 10 sẽ thay đổi mô hình sức mạnh hàng hải trên toàn cầu.

Khi hạm đội Mỹ đang phải “giằng co” với tên lửa Zircon của Nga, các máy bay MiG-31 và máy bay ném bom chiến lược Tu-160M của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga được trang bị siêu tên lửa Kinzhal sẽ nhằm vào mục tiêu là tàu sân bay lớp Ford.

Khác với Zircon, đây chính là “sát thủ” của tàu chiến trên biển, Kinzhal là tên lửa hành trình tấn công đa năng chống hạm và đối đất. Với tầm bắn 2.000 km, đặc biệt sau khi MiG-31 phóng ra thì tên lửa Kinzhal đã có máy bay trinh sát điện tử Il-20M dẫn đường đến mục tiêu… giúp Nga dễ dàng giải bài toán khó từ thời Liên Xô đó là chiến thuật đe dọa một hạm đội tàu sân bay tấn công của Mỹ.

 

Viện sĩ Sivkov đã chỉ ra rằng, một hoặc hai tàu mặt nước được trang bị tên lửa Zircon có thể kiềm chế được một nhóm tác chiến tàu sân bay khổng lồ bao gồm một tàu sân bay và 10-12 tàu mặt nước khác. Khi đó, các phi đội MiG-31M và máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được trang bị tên lửa Kinzhal sẽ làm nhiệm vụ tấn công, có thể dễ dàng tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào khu vực Bắc Cực, biển Baltic và Biển Đen gần với Nga. Ông Sivkov nhấn mạnh, chỉ cần 2 quả tên lửa Kinzhal là đủ để tiêu diệt một tàu sân bay lớp Ford.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm