Quốc tế

Nga để ngỏ 'tương lai' của tên lửa Burevestnik, ngư lôi Poseidon

Những "vũ khí ngày tận thế" đáng sợ nhất của Nga bao gồm tên lửa Burevestnik và ngư lôi Poseidon vẫn đang để ngỏ.

Mỹ thử tên lửa đạn đạo / Sức mạnh “khủng khiếp” của tên lửa DF-100 có thể “độc bá” thế giới?

Ngư lôi hạt nhân của ngày tận thế mang tên Poseidon (còn được gọi là tên lửa Status-6) và tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân mang tên Burevestnik có khả năng đạt tầm bắn không giới hạn có thể sẽ không được đưa vào trang bị của Nga.

Lý do rất đơn giản, đây là cách Nga tuyên bố muốn duy trì hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.

Ngư lôi hạt nhân (tàu ngầm không người lái cảm tử) Poseidon (Status-6) của Nga

Ngư lôi hạt nhân (tàu ngầm không người lái cảm tử) Poseidon (Status-6) của Nga

Theo cựu viện trưởng Viện nghiên cứu trung ương số 4 thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin, lý do cho điều này là vì một "siêu vũ khí" như vậy đơn giản sẽ không nằm trong hiệp ước START mới.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà Hoa Kỳ từ chối ký kết thỏa thuận, Nga có thể dễ dàng tiếp tục công việc phát triển đối với các vũ khí mới nhất và bàn giao cho quân đội trong vòng 3 - 5 năm.

"Nếu chúng ta cho phép một cuộc tấn công chỉ bằng một ngư lôi hạt nhân Status-6, nó có thể dễ dàng phá hủy hoàn toàn đường bờ biển của Hoa Kỳ, và rõ ràng Washington sẽ phải đồng ý ký kết một hiệp ước mới".

"Một số thất bại với tên lửa Burevestnik rõ ràng đã khiến Hoa Kỳ có suy nghĩ rằng không nên sợ những vũ khí này, tuy nhiên với cách tiếp cận phù hợp, những tên lửa như vậy có thể được cải thiện bằng cách hạ thấp đặc điểm của chúng, nhưng đồng thời có được hoạt động ổn định", một nhà phân tích cho biết.

Nga de ngo'tuong lai' cuaten lua Burevestnik, ngu loi Poseidon
Đồ họa tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik

Cần làm rõ rằng Hoa Kỳ chưa bình luận gì về việc đàm phán ký kết một hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, tuy nhiên, các công nghệ độc đáo của Nga chắc chắn gây áp lực lên Washington.

Phía Mỹ cho rằng Nga sẽ còn mất rất nhiều thời gian nữa để hoàn thiện, chính vì lý do trên mà họ vẫn tiếp tục quan sát để có thể đưa ra một bước đi thích hợp cho Hiệp ước New START.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm