Quốc tế

Nga đổi chiến thuật, tiến hành tấn công giống "hỏa thần" HIMARS ở Ukraine

Hệ thống phòng không đang gặp khó khăn của Ukraine đã tạo cơ hội cho Nga tiến hành các cuộc tấn công tương tự như các đòn tấn công từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Ukraine.

Quân đội Nga đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava vào phiên chế / Quân đội Nga sử dụng xe địa hình và xe máy khi săn tìm mục tiêu Ukraine

Nga bắt đầu triển khai ngày càng nhiều máy bay không người lái (UAV) tới các vị trí của Ukraine nhằm thu thập thông tin tình báo về nơi cất giữ vũ khí để chuẩn bị cho tên lửa chiến thuật dẫn đường nhắm mục tiêu.

“Sự hiện diện ngày càng tăng của UAV Nga cho phép quân đội của họ phát hiện và phá hủy chính xác các mục tiêu phía sau tiền tuyến”, Jack Watling, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở London, cho biết trong một phân tích đăng tải ngày 14/5.

Nga đang thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào phía sau tiền tuyến của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và bệ phóng tên lửa như hệ thống Tornado-S. Theo các chuyên gia quân sự, các cuộc tấn công hiện nay của Nga giống như kiểu tấn công mà Kiev đã thực hiện với Moscow bằng tên lửa được phóng từ hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp.

Một bệ phóng tên lửa Iskander-M trong Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế "Quân đội 2022" tại bãi huấn luyện quân sự Kubinka ở Moscow, Nga. Ảnh: Getty Images

Một bệ phóng tên lửa Iskander-M trong Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế "Quân đội 2022" tại bãi huấn luyện quân sự Kubinka ở Moscow, Nga. Ảnh: Getty Images

“Trong những ngày gần đây, Nga đã tấn công hệ thống phòng không Buk và hai máy bay trực thăng của Ukraine. Nga mong muốn tiến hành những cuộc tấn công đáng chú ý khác nhưng hiếm khi thực hiện thành công”, ông Watling cho hay.

Nga ban đầu không thể đánh bại hoặc tiến hành các cuộc tấn công tương tự như HIMARS của Ukraine do thiếu độ chính xác, khả năng nhắm mục tiêu và thông tin kịp thời.

HIMARS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tự hành, sở hữu hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300km, tùy loại đạn và cấu hình. Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine ít nhất 39 hệ thống HIMARS kể từ đầu cuộc xung đột.

Những cuộc tấn công lần này, giống như các cuộc tấn công bằng bom lượn khi lực lượng không quân Nga đã có được khả năng cơ động cao hơn, đã gây thêm căng thẳng cho quân đội Ukraine, vốn đang phải đối mặt tình trạng thiếu nhân lực và vũ khí.

 

Nga đạt bước tiến trên chiến trường trong bối cảnh nước này chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào mùa hè, có thể gây áp lực đáng kể cho khu vực Kharkov và các khu vực xung quanh Zaporizhzhia, trước khi tiến công vào Donbass.

Trong khi đó, Ukraine vẫn đang chờ đợi viện trợ mới từ các quốc gia phương Tây để tăng cường khả năng chiến đấu. “Chừng nào Ukraine còn thiếu trang thiết bị, Nga sẽ bắt đầu tận dụng lợi ích của mình”, ông Watling nói.

Tuy nhiên, Ukraine vẫn có cơ hội đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong thời gian tới.

“Ukraine cần huy động đủ số lượng binh sĩ và thiết lập một hệ thống huấn luyện không chỉ để thay thế tổn thất trong các đơn vị hiện có mà còn tăng cường cho các đơn vị để luân chuyển trong và ngoài tiền tuyến. Nhưng nếu các nước phương Tây không nhanh chóng cung cấp pháo binh, hệ thống phòng không, hệ thống tác chiến điện tử và các phương tiện hỗ trợ khác thì lực lượng Ukraine sẽ gặp khó khăn”, chuyên gia Watling đánh giá.

“Triển vọng ở Ukraine khá ảm đạm. Nhưng với nỗ lực và sự hỗ trợ kịp thời, áp lực từ cuộc tấn công mùa hè của Nga có thể giảm bớt”.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm