Quốc tế

Nga dùng tên lửa siêu thanh nào thử nghiệm trên Su-57?

Theo TASS, trong những chiếc Su-57 đầu tiên được trang bị, Không quân Nga sẽ dùng để thử nghiệm vũ khí siêu thanh thế hệ mới.

Đôi nét về hệ thống tên lửa chống vệ tinh tuyệt mật của Nga / Nga ra mắt phương tiện mặt đất không người lái module thế hệ mới

Nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Su-57 sẽ thực hiên các cuộc thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm bay ở Akhtubinsk.

Tiêm kích Su-57 đã được chuyển đến trung tâm Akhtubinsk vào cuối tháng 11. Dự kiến thêm 4 máy bay loại này sẽ được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2021.

Nga dung ten lua sieu thanh nao thu nghiem tren Su-57?
Tiêm kích tàng hình Su-57.

Vũ khí siêu thanh được thử nghiệm trên Su-57 sẽ được gắn ở khoang vũ khí trong thân để không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay. Những cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện ngay trong nửa đầu năm 2021.

Vậy Nga sẽ trang bị tên lửa siêu thanh nào cho tiêm kích Su-57? Theo chương trình vũ khí nhà nước của Nga trong giai đoạn 2018-2027, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Su-57 sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Trước đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật Nga (KTRV) - Boris Obnosov từng đề cập đến khả năng Su-57 nhận tên lửa siêu thanh có tầm bắn hơn 1.000km. Nếu kế hoạch diễn ra thuận lợi thì Su-57 sẽ là chiến đấu cơ thứ ba sau MiG-31K và Tu-22M3 được lên kế hoạch trang bị cho thứ vũ khí tấn công đường không cực kỳ lợi hại này.

Ngay khi thông tin này được công bố, giới chuyên gia đã đặt ra những câu hỏi về gói tích hợp này.

Không quân Nga sẽ giải bài toán này thế nào khi kích thước Kinzhal quá lớn để có thể trang bị bên trong khoang vũ khí của Su-57, trong khi nếu tích hợp bên ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tàng hình của máy bay.

 

Để giải quyết vấn đề này, Nga chấp nhận thu nhỏ kích thước của Kinzhal để vừa với khoang vũ khí trong thân máy bay. Điều này có thể dẫn tới một số hệ quả như trọng lượng đầu đạn dành cho tên lửa sẽ bị giảm đi đáng kể, ngoài ra khoang nhiên liệu cũng sẽ yêu cầu làm gọn đi, khiến cho tầm bắn khó mà vươn tới con số trên 1.000 km.

Nhưng khi thu nhỏ kích thước của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thì cũng có một ưu điểm đó là diện tích phản xạ radar của nó trở nên gọn hơn, khiến hệ thống phòng không kẻ địch khó khăn khi phải đánh chặn nó.

Dự kiến sau khi phát triển hoàn thiện thì tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ có hai vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm cực kỳ lợi hại là tên lửa Kh-59MK2 cùng với bản mini của Kh-47M2 Kinzhal.

Tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể và đối tượng cần phải tiêu diệt mà Su-57 sẽ lựa chọn cho mình thứ vũ khí phù hợp nhất để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

Với vũ khí mới, năng lực tấn công mặt đất của Su-57 đã kéo dài thêm khoảng cách với F-22 và F-35 của Mỹ, khi hai dòng tiêm kích tàng hình này vẫn phải dùng bom đường kính nhỏ GNU-39 SDB II cho nhiệm vụ đánh đất.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm