Quốc tế

Nga khiến Mỹ sốc về tên lửa Burevestnik

Tình báo Mỹ vừa có phát mới gây bất ngờ về tiến độ phát triển tên lửa hành trình dùng động cơ hạt nhân Burevestnik của Nga.

Tên lửa đạn đạo DF-3 Trung Quốc được Saudi Arabia đem ra dọa Iran? / Mỹ bán hơn 2.000 tên lửa TOW-2A cho Maroc

Kênh truyền hình CNBC ngày 12/9 dẫn thông tin của tình báo Mỹ tiết lộ, tên lửa Burevesnik có tầm bắn không giới hạn của Nga sẽ được đưa vào trực chiến trong vòng chưa đầy 6 năm nữa, bất chấp kết quả không thuận lợi trong vụ thử hồi tháng trước.

Hiện nay Nga đã đạt nhiều thành tựu đối với loại tên lửa này. Ban đầu, tình báo Mỹ nhận định Moscow sẽ tốn trên dưới một thập niên bởi trong vụ thử thành công nhất thì Burevesnik cũng chỉ bay vài chục km rồi rơi xuống đất. Nhưng với những thông tin tình báo Mỹ mới thu thập được đã cho thấy, Nga hoàn toàn có thể đưa chương trình Burevesnik về đích sớm hơn dự kiến.

Tên lửa Burevesnik của Nga.

Tên lửa Burevesnik của Nga.

Tên lửa này được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Burevestnik có thể ở trên không trong vài ngày, bay vòng quanh hành tinh và hoạt động độc lập. Burevestnik có thể vượt qua những khoảng cách khổng lồ theo quỹ đạo rất phức tạp đến nay được coi là không thể có được.Burevestnik là siêu tên lửa hành trình có tầm bắn không giới hạn và sức công phá khổng lồ nhờ trang bị động cơ hạt nhân, được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018 cùng nhiều mẫu khí tài tối tân khác như Kinzhal, Avangard.

Khi cần, tên lửa Burevestnik có thể vượt qua Thái Bình Dương, bay qua Nam Mỹ và xâm nhập không phận Mỹ từ Vịnh Mexico, truyền hình Mỹ đưa ra ví dụ về khả năng sử dụng vũ khí mới của Nga nhằm vào Mỹ một khi xảy ra xung đột.

Vậy làm thế nào để Nga có thể điều khiển được loại tên lửa có tầm bắn không giới hạn như Burevestnik? Chuyên gia của CNBC cho rằng, hiện chúng vẫn được Nga bảo mật nhưng gần như chắc chắn, hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS sẽ là tai mắt của vũ khí đặc biệt này.

Nếu nhận định này được xác nhận thì điều này cũng đồng nghĩa với việc Burevestnik trở thành dòng tên lửa hành trình tầm xa nhất và có độ chính xác hàng đầu thế giới hiện nay. Bởi hiện nay, Nga và Trung Quốc đang có kế hoạch hợp nhất 2 hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS và Bắc Đẩu nhằm bao trùm khu vực rộng lớn trên thế giới.

Bản kế hoạch này đã được mang ra bàn thảo hồi tháng 5/2018 tại khuôn khổ Hội nghị Công nghệ tiên tiến trong sản xuất và kỹ thuật vật liệu quốc tế (ATMME) được tổ chức tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc).

 

Hệ thống mới sẽ cho phép các đối tác chia sẻ dữ liệu về vị trí của các nhóm vệ tinh điều hướng, nâng cao hiệu quả làm việc trong môi trường thời gian thực và trao đổi sửa đổi khi cần thiết. Đồng thời, GLONASS của Nga có thể mở rộng đáng kể cơ sở người dùng của mình và khiến những vũ khí được dẫn đường bằng vệ tinh trở nên chính xác và đáng sợ hơn rất nhiều.

GLONASS của Nga đã hoạt động vào năm 1993. Tại thời điểm đó, hệ thống định vị có 27 vệ tinh trên quỹ đạo và tất cả đều hoạt động. Nó được điều hành bởi Lực lượng Phòng vệ Không gian Nga và hiện đang là hệ thống dẫn đường thay thế thứ hai hoạt động.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm