Nga khó xuất khẩu Su-57E khi động cơ chuẩn thế hệ 5 tiếp tục trễ hẹn
Tại triển lãm hàng không quốc tế Moskva - MAKS 2019, ngôi sao của sự kiện chính là tiêm kích tàng hình Su-57E, Nga kỳ vọng sẽ ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn nhưng thực tế điều này vẫn chưa tới.
Nga tuyên bố làm chủ công nghệ trực thăng chiến đấu có tốc độ không tưởng / Việt Nam được tiếp cận hệ thống dẫn đường GLONASS quân sự của Nga?
Nhà sản xuất Sukhoi cho biết hiện tại đã có hàng chục quốc gia trên thế giới tỏ ý quan tâm sâu sắc tới chiếc chiến đấu cơ tiên tiến này và có thể sẽ sớm đặt mua trong tương lai
Theo quảng cáo của Nga, tiêm kích Su-57 của họ sở hữu đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội cả F-22 Raptor lẫn F-35 Lightning II của Mỹ trong khi giá thành lại rẻ hơn khá nhiều
Một yếu tố rất quan trọng nữa đó là Nga sẵn sàng bán Su-57E không đi kèm bất cứ điều khoản ràng buộc chính trị nào, đây là lợi thế cạnh tranh cực lớn so với sản phẩm của Mỹ
Nhưng thật đáng ngạc nhiên là cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ hợp đồng hay thỏa thuận đặt mua Su-57E nào được ký kết mà tất cả mới chỉ dừng ở mức "tiềm năng", kể cả với đối tác tưởng như "chắc ăn" nhất là Thổ Nhĩ Kỳ
Thực ra điều này cũng chẳng có gì bất thường khi nhìn vào thực trạng phát triển của Su-57 hiện nay, bởi khách hàng mua máy bay về phải nhìn vào năng lực tác chiến thực tế của nó chứ không phải các bài biểu diễn nhào lộn
Su-57 hiện vẫn là chiếc máy bay chiến đấu đang ở trong tình trạng hoàn thiện, khó có đối tác nào chấp nhận việc mình sẽ trở thành "vật thí nghiệm" của người Nga
Ngoài các vướng mắc về radar, hệ thống cảm biến... thì "hòn đá tảng" lớn nhất ngăn cản Su-57 trên con đường tới thành công chính là nó chưa có động cơ phù hợp
Hiện tại Su-57 vẫn đang phải dùng tạm động cơ AL-41F1S, đây là loại dùng cho tiêm kích thế hệ 4 Su-35S chứ không phải động cơ chuẩn thế hệ 5
Do sự thiếu đồng bộ, động cơ AL-41F1S không thể cung cấp đủ lực đẩy để Su-57 bay hành trình với vận tốc siêu âm, trong khi đây là tiêu chuẩn tối quan trọng của tiêm kích thế hệ 5
Ngoài ra động cơ AL-41F1S không được áp dụng các công nghệ giúp che giấu tín hiệu hồng ngoại trước các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực tàng hình của máy bay
Hiện tại Nga đang tích cực hoàn thiện động cơ "chuẩn thế hệ 5" mang tên Izdeliye 30 dành cho Su-57, theo kỳ vọng của Moskva thì "trái tim" này sẽ hoàn thiện vào khoảng năm 2020 để lắp cho Su-57E bản xuất khẩu
Đáng tiếc rằng trong bài phát biểu tại triển lãm MAKS 2019, nhà sản xuất của Su-57 tiết lộ phải tới sau năm 2023 thì động cơ Izdeliye 30 trên dòng tiêm kích tàng hình này thực sự sẵn sàng
"Hiện nay dây chuyền sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã đi vào hoạt động. Những sản phẩm đầu tiên sẽ là lô 76 chiếc sản xuất theo đơn đặt hàng của Không quân Nga"
"Nhưng rất có thể toàn bộ 76 chiếc Su-57 này vẫn phải dùng động cơ phản lực AL-41F1S - loại động cơ được phát triển dành cho tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S"
"Theo kế hoạch, việc dùng tạm động cơ thế hệ cũ với Su-57 phải kéo dài đến sau năm 2023 - thời điểm phát triển động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho máy bay tàng hình dự kiến mới có thể hoàn thành"
Như vậy có thể thấy rằng khả năng cao phải sau năm 2023 thì Nga mới có được hợp đồng
xuất khẩu Su-57E đầu tiên, thậm chí mốc thời gian này cũng chưa thực sự chắc chắn
Nếu không nhanh chân hoàn thiện động cơ Izdeliye 30, nhiều khách hàng tiềm năng của Su-57E rất dễ đổi qua lựa chọn F-35 Lightning II, khi Mỹ có thể giao hàng nhanh và giá thành ngày càng rẻ, trong khi chất lượng cũng ngày càng được nâng cao
Theo Bạch Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Tại triển lãm hàng không quốc tế Moskva - MAKS 2019, phiên bản xuất khẩu của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 với tên định danh Su-57E đã chính thức được mang ra giới thiệu