Trung Quốc đã tìm ra cách đánh bại súng chống tăng RPG-30 cực mạnh của Nga
Việt Nam tích hợp thành công rocket Mỹ cho Mi-24A trong chiến tranh biên giới / Báo Trung Quốc ngạc nhiên khi Việt Nam vẫn biên chế "huyền thoại" BM-13 Katyusha
RPG-30Kryuk là loại súng phóng lựu chống tăng thế hệ mới được Nga chính thức giới thiệu vào năm 2012, so với những người anh em cùng gia đình RPG thì nó mang trong mình một thiết kế rất khác biệt.
Cụ thể, RPG-30 sử dụng cơ cấu ống phóng kép, trong đó đầu đạn chính cỡ 105 mm (tương đương với đạn PG-29V trang bị cho súng RPG-29 có sức xuyên phá 750 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ) đi kèm với đầu đạn cỡ nhỏ hơn.
Cấu hình trên nhằm hướng tới mục đích chính là vô hiệu hóa hệ thống phòng vệ chủ động (APS) lắp đặt trên các xe tăng, thiết giáp hiện đại (ví dụ như Trophy của Israel).
Khi tấn công, đầu đạn nhỏ nhờ có trọng lượng nhẹ cùng tốc độ nhanh hơn sẽ lĩnh vai trò "quân tiên phong" nhằm kích hoạt hệ thống APS phóng đạn đánh chặn.
Do nhược điểm của APS là tồn tại khoảng giãn cách giữa các lần phóng, cho nên dẫn tới không kịp đối phó với đầu đạn chính đến ngay phía sau.
RPG-30 được cho là đảm bảo khả năng tiêu diệt 100% các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại kể cả có tích hợp APS lẫn giáp phản ứng nổ, vũ khí này theo quảng cáo của Nga là "bất khả chiến bại".
Súng phóng rocket chống tăng RPG-30 Kryuk. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", các cường quốc quân sự trên thế giới đã ngay lập tức nghiên cứu tìm ra cách thức vô hiệu hóa RPG-30.
Phương pháp có thể là tăng tốc độ phản ứng của hệ thống đánh chặn nhờ nâng cấp máy tính, trang bị đạn có bán kính sát thương rộng... nhưng có lẽ cách làm sau đây của Trung Quốc tỏ ra hiệu quả hơn hẳn.
Tại Triển lãm Norinco Armour Day 2017, tập đoàn công nghiệp quốc phòng nổi tiếng này đã lần đầu tiên giới thiệu hệ thống APS có tên gọi GL5.
Tổ hợp trên cũng áp dụng cơ chế hoạt động cơ bản là sử dụng radar và cảm biến quét xung quanh xe tăng nhằm phát hiện mối đe dọa.
Khi một tên lửa hay rocket phóng tới, thông số mục tiêu sẽ được thu nhận rồi truyền về cho máy tính điều khiển, từ đó ra lệnh kích hoạt đạn đánh chặn để vô hiệu hóa vũ khí đối phương.
Ngoài tốc độ phản ứng cực nhanh, điểm độc đáo của GL5 nằm ở chỗ nó phóng ra 2 đạn đánh chặn liên tiếp với độ giãn cách nhất định, đây chính là nguyên lý nhằm khắc chế RPG-30.
Hệ thống phòng vệ chủ động GL5 của Trung Quốc phóng đạn đánh chặn trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: CNR.cn.
Trong cuộc thử nghiệm diễn ra, 2 viên đạn của GL5 đã cùng tiêu diệt một đạn chống tăng duy nhất bằng cách sử dụng áp lực khí thuốc để phá hủy, phương pháp này tương tự Iron Fist của Israel, thay vì dùng hàng ngàn viên bi nhỏ bắn tung ra xung quanh, sẽ giúp hạn chế thương vong cho bộ binh đi kèm.
Nhưng cũng hệ thống đó, nếu cài đặt lại thời gian phản ứng với độ giãn cách lớn hơn, để vùng ảnh hưởng khi nổ của đạn đánh chặn không chồng lên nhau, đặc biệt là căn khớp với thời gian mà đầu đạn chính của RPG-30 bay tới thì nó chắc chắn sẽ vô hiệu hóa được vũ khí trên.
Rõ ràng GL5 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo APS, lúc này quả bóng lại nằm trong chân nhà sản xuất vũ khí chống tăng, đây là một cuộc đua rất hấp dẫn và hứa hẹn sẽ còn nhiều diễn biến thú vị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo