Quốc tế

Nga mua dầu oliu, tích cực giúp Syria tái thiết

Crimea tích cực làm cây cầu chuyển tiếp giúp Nga tăng cường tái thiết Syria.

Người Kurd Syria kêu gọi Tổng thống Assad tham gia các cuộc đàm phán hòa bình mới / Đại chiến Syria: Quân đội bất ngờ làm nên kỳ tích

Nga đã bắt đầu nhận những lô hàng dầu oliu đầu tiên nhập khẩu từ Syria. Thương vụ được coi là minh chứng của việc tăng cường hợp tác về kinh tế giữa Nga- Syria, một động thái có ý nghĩa về mặt ngoại giao trong nỗ lực tái thiết đất nước Syria sau chiến tranh.

Bán đảo Crimea tích cực tái thiết Syria

Bán đảo Crimea tích cực tái thiết Syria

Bộ trưởng Nông nghiệp của Cộng hòa Crimea cho biết, ngày 18/11, gói hàng dầu oliu đầu tiên của Syria đã "cập bến". Ngoài Crimea, dầu oliu của Syria sẽ được bán ở các khu vực khác của Nga.

"Hai thùng chứa dầu oliu đầu tiên đã đến Crimea với khối lượng 46 tấn. Một phần sẽ được chuyển đến mạng lưới phân phối trên đất liền, phân bổ tới các vùng khác của Nga; số còn lại sẽ được sử dụng trên bán đảo Crimea.

Giá cả của dầu oliu được điều chỉnh phù hợp, chất lượng tốt" - Bộ trưởng Nông nghiệp Crimea Andrei Vasyuta cho biết.

Việc nhập khẩu dầu oliu từ Syria nằm trong bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Crimea và Syria tại Diễn đàn kinh tế quốc té Yalta diễn ra hồi tháng 4/2019. Trong đó, các nhà lãnh đạo đã vạch ra kế hoạch thành lập một dự án thương mại và công ty vận tải biển chung, nhằm đảm bảo việc vận chuyển qua đường biển thường xuyên giữa các cảng Latakia và bán đảo của Nga. Theo đó, dầu, nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm... từ Crimea sẽ đến Syria. Họ cũng nhập khẩu ngược lại các loại cây có múi, cây hạt dầu như ô liu, dầu ô liu cùng nhiều loại nông sản khác từ Syria.

 

Hồi tháng 10, người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergei Aksenov cho biết, việc cung cấp trái cây và dầu oliu tươi của Syria tới Crimea sẽ được tiến hành vào mùa thu.

Ngược lại, các doanh nghiệp của Crimea sẵn sàng đưa các chuyên gia của mình tới Syria để xây dựng lại hệ thống đường sắt, khôi phục các nhà máy điện, sản xuất các thiết bị cho ngành dầu khí, sản xuất ống nhựa... Than đá để phục vụ nhiệt điện cũng sẽ được vận chuyển đến Syria.

Từng giúp đỡ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, Nga cũng tích cực giúp đỡ tái thiết Syria dựa trên cơ sở hợp tác kinh tế lâu dài.

Trước đó, Moscow đã thuê hải cảng lớn nhất của Syria - Tartus với thời hạn 49 năm. Đây là một trong nhiều hợp đồng lớn giữa Damascus và Moscow trong bối cảnh Nga đã duy trì một căn cứ hải quân tại đây.

Theo thỏa thuận, một ban giám đốc sẽ được thành lập để giám sát quá trình quản lý và vận hành cảng Tartus, trong đó 6 giám đốc sẽ được chia đều giữa Damascus và Stroytransgaz, song quyền lãnh đạo sẽ thuộc về phía công ty của Nga. Tất cả công nhân tại cảng Tartus sẽ được giữ công việc hiện tại. Tỷ lệ người nước ngoài làm việc tải cảng sẽ không vượt quá 15%.

 

Bên cạnh đó, công ty Stroytransgaz cũng được miễn đóng phí hải quan và thuế nhập khẩu trong giai đoạn cảng Tartus được mở rộng, dự kiến sẽ diễn ra trong 6 năm.

Nga cũng sẽ xây dựng sân bay ở thành phố ven biển Tartus của Syria và một nhà máy liên doanh để sản xuất vắc-xin.

Các nghị sỹ Syria cho rằng việc mở rộng cảng Tartus sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nước này, và là một bước đi quan trọng để thúc đẩy quá trình tái thiết quốc gia.

Bộ trưởng Giao thông Syria Ali Hammud mô tả thỏa thuận này là “lý tưởng,” đem lại nguồn lợi lớn và biến Tartus thành một cửa ngõ kinh tế liên kết Syria và phần còn lại của khu vực Địa Trung Hải. Vị Bộ trưởng dự kiến ​​doanh thu của cảng sẽ tăng gấp ba sau khi được bơm 50 triệu USD tiền mặt từ Nga. Damascus có thể tích lũy tới 35% lợi nhuận, ông nói thêm.

Ủy ban liên chính phủ Nga – Syria trước đó đã thông báo, có khoảng 30 dự án đầu tư của Nga ở Syria cho giai đoạn 2019- 2021. Năm 2018, Syria đã trao cho công ty khoản nhượng quyền 50 năm để đầu tư và chiết xuất photphat ở khu vực trung tâm của Palmyra.

 

Trước các lo ngại từ quốc tế về đầu tư của Nga, Moscow phản đối việc liên kết bất kỳ lợi ích chính trị nào tại Syria với việc hỗ trợ Damascus tái thiết đất nước.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serge Vershinin nhận định: “Sự khác biệt về nguyên tắc trong quan điểm của chúng tôi là việc giúp đỡ và hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp nhận người tị nạn và tái thiết Syria cần phải được thực hiện vượt lên bất kỳ cân nhắc chính trị nào. Chúng tôi phản đối việc gắn liền vấn đề này với những cân nhắc về chính trị".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm