Nga: Phi hành gia thoát khỏi tên lửa nổ tung ở vận tốc 6.000 km/giờ như thế nào?
Tướng Murray thừa nhận ưu điểm của vũ khí Nga so với Mỹ / Trump dọa trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 của Nga
Hai phi hành gia Nga-Mỹ đã phải thoát hiểm khẩn cấp.
Theo RT, 11 giờ 39 phút (giờ Moscow) ngày 11.10, tàu vũ trụ Soyuz MS10, chuẩn bị được phóng lên quỹ đạo. Bên trong là phi hành gia người Nga Aleksey Ovchinin và Nick Hague, một phi hành gia mới đến từ Mỹ, người được NASA huấn luyện suốt 5 năm.
Sau khi thắt dây an toàn, hai phi hành gia tỏ ra khá bình tĩnh, trò truyện với nhau về tình hình Nga-Mỹ. Chỉ chưa đầy một phút sau khi được phóng lên quỹ đạo, hướng về trạm vũ trụ ISS, tên lửa đẩy Soyuz FG được đánh giá là an toàn nhất của Nga đã nổ tung.
Tên lửa 300 tấn này chưa từng gặp trục trặc kể từ lần đầu tiên sử dụng năm 2001. Cụ thể, tên lửa đẩy Soyuz FG đã tách thành công hai tầng nhiên liệu, nâng vận tốc lên tới 6000 km/giờ nhưng nhiều khả năng tầng 3 gặp trục trặc.
Tên lửa đẩy Soyuz mang theo tàu vũ trụ lên quỹ đạo.
Ống kính camera chỉ thoáng qua hình ảnh của hai phi hành gia, trước khi chuyển cảnh cho thấy mảnh vỡ tên lửa rơi khắp nơi.
123 giây kể từ khi rời mặt đất, hệ thống thoát hiểm khẩn cấp được kích hoạt, phóng khoang thoát hiểm với hai phi hành gia rời tên lửa. Ovchinin và Hague may mắn hơn các phi hành gia trong quá khứ, khi họ chỉ phải chịu áp lực tương đương 6,7g, chỉ tệ hơn một chút so với khi tay đua Công thức 1 bất ngờ nhấn phanh.
Một nhóm 24 người cùng các trực thăng được giao nhiệm vụ đi tìm hai phi hành gia. Khoang thoát hiểm được xác định hạ cánh tại một vùng hoang vắng cách bãi phóng Baikonur khoảng 400km.
Hai phi hành gia không bị thương trong quá trình thoát hiểm khẩn cấp.
Hai phi hành gia Ovchinin và Hague được đưa ra khỏi khoang khẩn cấp trong tình trạng ổn định, không bị thương
Truyền hình RT (Nga) sau đó hé lộ đoạn video hai phi hành gia được kiểm tra sức khỏe sau vụ tai nạn. Chính quyền Nga tuyên bố lập nhóm chuyên trách điều tra hình sự sự cố phòng tàu lên ISS.
End of content
Không có tin nào tiếp theo